Chính sách của Nhà nước trong hỗ trợ nguồn lực tài chính, phát triển công ty khởi nghiệp
a) Bối cảnh mới của nền kinh tế Việt Nam
Khái nhiệm Khởi nghiệp tuy khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng nó đã và đang trở thành xu hướng của nhiều nước trên thế giới và trong khu vực trong nhiều năm. Các nước với xu hướng khởi nghiệp phát triển luôn tìm cách cải thiện môi trường kinh doanh, đặc biệt là về yếu tố tài chính - một trong năm yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp, để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp khởi sự đi đến thành công. Trong bối cảnh toàn cầu hoá đó, các doanh nghiệp Việt nam đã thực hiện được tính năng động, linh hoạt thích ứng với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO và hiệp định tự do CPTPP, EVFTA, RCEP, điều này đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp có nhiều thay đổi, nó vừa là những thách thức cũng như vừa là cơ hội để doanh nghiệp phát triển. Môi trường kinh doanh ngày càng trở lên khốc liệt hơn, như phải đối mặt với các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia có tiềm lực tài chính, công nghệ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh cao và phải cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới với những nguyên tắc nghiêm ngặt của định chế thương mại và luật pháp quốc tế.
Việc Việt Nam tham gia tham gia các FTA thế hệ mới đã mở ra nhiều cơ hội tiếp cận thị trường cho khu vực doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về cắt giảm thuế quan, mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ, đặc biệt là các ưu đãi từ các thành viên CPTPP mà Việt Nam chưa có FTA song phương như: Canada, Mexico và Peru. Đối với CPTPP, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% - 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam tùy theo cam kết của từng nước. Gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình.
Hơn nữa, các hiệp định tiêu chuẩn cao như CPTPP và EVFTA cho phép doanh nghiệp Việt Nam không chỉ mở rộng xuất khẩu vào các thị trường khu vực rộng lớn, mà còn đem lại cơ hội cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất nếu các điều kiện về tiêu chuẩn, quy định được đáp ứng. Tuy nhiên, các cam kết này có thể trở thành thách thức nếu như doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thời cơ, cải thiện hiệu quả hoạt động, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế. Riêng đối với các doanh nghiệp, yếu tố "nguồn gốc xuất xứ" sẽ ảnh hưởng và quyết định rất lớn tới khả năng hiện thực hóa lợi ích từ CPTPP. Ðiều này phụ thuộc vào cả trình độ khoa học - công nghệ trong nước lẫn khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Doanh nghiệp Việt Nam cần có những đột phá trong cả hai lĩnh vực này để tận dụng tốt cơ hội đem lại từ các hiệp định FTA thế hệ mới.
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả quốc gia trên thế giới, hiện nay đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp. Nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng và lưu chuyển thương mại, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã tác động trực tiếp đến các ngành xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô...; GDP quý I/2020 chỉ tăng 3,82%, là mức thấp nhất trong 10 năm gần đây; ảnh hưởng mạnh đến tâm lý và đời sống nhân dân.
Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến doanh nghiệp Việt Nam: Thế giới đang ngày càng bước sâu vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển của những lĩnh vực mà trước đây chưa từng có như trí tuệ nhân tạo và máy tự học, người máy, công nghệ nano, in ba chiều, công nghệ gen và công nghệ sinh trắc học đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày. Các hệ thống thông minh như nhà ở, nhà máy, nông trại, mạng lưới điện hoặc thành phố cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề từ quản lý chuỗi cung ứng cho đến thay đổi khí hậu. Đồng thời, cuộc Cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng rộng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và địa lý học, tương tác theo nhiều chiều và tăng cường lẫn nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và viễn thông. Cuộc cách mạng này đã thay đổi tư duy kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp phải tăng cường kết nối và số hóa thông tin trong quá trình kinh doanh của mình. Hiện nay, các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam đã triển khai các dịch vụ CNTT như Big Data để phân tích hành vi khách hàng, số hóa dữ liệu khách hàng để có thể tra cứu tìm hiểu dữ liệu khách hàng nhanh hơn. Về lĩnh vực viễn thông và truyền hình, các doanh nghiệp cũng áp dụng CNTT vào quản trị và xây dựng nội dung, quy trình hóa và số hóa sản xuất kinh doanh để đảm bảo từng bước nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 trong tương lai. Trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử qua các mạng thanh toán liên ngân hàng tới từng khách hàng thông qua điện thoại di động được phát triển với tốc độ ngày càng cao và đảm bảo an toàn thông tin. Sự ra đời của các công nghệ mới trong các ngành công nghiệp đã tạo ra những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có. Sự phá hủy cũng xuất hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy, những doanh nghiệp nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân phối, có thể lật đổ những doanh nghiệp truyền thống nhanh hơn bao giờ hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp.
b) Chính sách của Nhà nước
Nhà nước trong những năm gần đây đã có rất nhiều chính sách để hỗ trợ, trong đó có hỗ trợ về mặt tài chính cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các chính sách hỗ trợ cụ thể như sau:
- Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV, quy định chính sách hỗ trợ DNNVV ở từ Trung ương tới địa phương. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Chính phủ chi tiết về trợ giúp DNNVV, theo đó, các DNNVV được hưởng các chính sách ưu đãi theo pháp luật hiện hành, đồng thời quy định thêm các chính sách trợ giúp và tổ chức xúc tiến phát triển DNNVV đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong điều 3 nghị định này, DNNVV là cơ sở sản xuất, kinh
doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. - Ngày 30/6/2009, Chính phủ ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát
triển DNNVV (thay thế Nghị định 90/2001/NĐ-CP). Nghị định này đã quy định rõ trợ giúp tài chính cho công ty khởi nghiệp như sau:
(i). Nhà nước khuyến khích thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng công ty khởi nghiệp. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế thành lập và hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tín dụng cho công ty khởi nghiệp.
(ii).Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế khuyến khích và dành một số dự án hỗ trợ kỹ thuật để tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính phù hợp mở rộng tín dụng cho các công ty khởi nghiệp; đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với công ty khởi nghiệp, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho khách hàng là đối tượng công ty khởi nghiệp.
(iii). Thông qua các chương trình trợ giúp đào tạo, Nhà nước hỗ trợ các công ty khởi nghiệp nâng cao năng lực lập dự án, phương án kinh doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức tín dụng khi thẩm định hồ sơ vay vốn của công ty khởi nghiệp. (iv). Thành lập Quỹ phát triển công ty khởi nghiệp
+ Mục đích hoạt động: tài trợ các chương trình giúp nâng cao nâng lực cạnh tranh cho công ty khởi nghiệp, chú trọng hỗ trợ hoạt động đổi mới phát triển sản phẩm có tính cạnh tranh cao và thân thiện với môi trường; đầu tư, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ tiên tiến; phát triển công nghiệp hỗ trợ; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp.
+ Nguồn vốn của Quỹ Phát triển công ty khởi nghiệp (gọi tắt là Quỹ): vốn cấp từ ngân sách nhà nước; vốn đóng góp của các tổ chức trong nước; các khoản viện trợ, tài trợ của các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế; lợi nhuận từ các hoạt động của Quỹ và các nguồn vốn hợp pháp khác.
+ Các hoạt động chính: Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển công ty khởi nghiệp theo quy định của pháp luật; Tài trợ kinh phí cho các chương trình, các dự án trợ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực kỹ thuật, công nghệ, năng lực quản trị doanh nghiệp cho công ty khởi nghiệp do các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội doanh nghiệp triển khai thực hiện sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt; Ủy thác cho các tổ chức tín dụng cho vay ưu đãi các công ty khởi nghiệp có dự án đầu tư khả thi thuộc lĩnh vực ưu tiên, khuyến khích của Nhà nước và phù hợp với mục đích hoạt động của Quỹ.
+ Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án thành lập Quỹ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; chịu trách nhiệm bảo đảm Quỹ hoạt động đúng mục đích.
+ Bộ Tài chính ban hành Quy chế quản lý tài chính của Quỹ, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ
- Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1231/QĐ-TTg ngày 07/09/2012 về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển công ty khởi nghiệp giai đoạn 2011
- 2015, đề ra một số giải pháp, chương trình hỗ trợ DNNVV trọng tâm sau:
(i) Hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của DN; (ii) Hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn;
(iii) Hỗ trợ đổi mới công nghệ vàáp dụng công nghệ mới;
(iv) Phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị;
(v) Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai;
(vi) Cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường; (vii) Xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển;
(viii) Quản lý thực hiện kế hoạch phát triển. Trong đó, nhấn mạnh vào những giải pháp về thành lập Quỹ hỗ trợ, tổ chức thực hiện các Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020; thí điểm xây dựng vườn ươm DN; thí điểm xây dựng mô hình hỗ trợ toàn diện cho DNNVV trong một số lĩnh vực; thúc đẩy các liên kết kinh tế, cụm liên kết ngành.
- Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến 2020, Chính phủ nhấn mạnh: Nhà nước sẽ có những chính sách đặc thù để hỗ trợ DNNVV, DN khởi nghiệp, DN đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao phát triển. Trong đó, các Bộ và cơ quan liên quan tập trung rà soát, đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo; đề xuất biện pháp đẩy mạnh việc thực hiện hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho Quỹ Phát triển công ty khởi nghiệp, cùng với Quỹ Đổi mới Công nghệ Quốc gia và các quỹ của khu vực tư nhân nhằm tăng cường nguồn vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và có tiềm năng tăng trưởng cao. Đồng thời nghiên cứu việc thành lập, tổ chức và vận hành các mô hình vườn ươm doanh nghiệp, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình tăng tốc đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp theo hình thức đối tác công tư với sự tham gia của các hiệp hội doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Xây dựng cơ chế tạo điều kiện, hỗ trợ và khuyến khích hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. - Luật hỗ trợ công ty khởi nghiệp số 04/2017/QH14 được Quốc hội thông qua vào
12/06/2017 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018 cùng với 4 nghị định triển khai bao gồm: Nghị định số 34/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng cho công ty khởi nghiệp; Nghị định 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 về đầu tư cho công ty khởi nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ công ty khởi nghiệp; và Nghị định số 39/2019/NĐ-CP ngày 10/5/2019 về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển công ty khởi nghiệp; đã có những biện pháp hỗ trợ về tài chính khởi nghiệp cho công ty khởi nghiệp như sau:
(i). Nguồn vốn hỗ trợ công ty khởi nghiệp bao gồm + Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước; + Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. (ii). Hỗ trợ tiếp cận tín dụng
+ Trong từng thời kỳ, Chính phủ quyết định chính sách hỗ trợ tổ chức tín dụng tăng dư nợ cho vay đối với công ty khởi nghiệp; khuyến khích tổ chức tín dụng cho vay đối với công ty khởi nghiệp dựa trên xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp và biện pháp phù hợp khác; khuyến khích thành lập tổ chức tư vấn độc lập để xếp hạng tín nhiệm công ty khởi nghiệp.
+ Công ty khởi nghiệp được cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, tăng cường năng lực quản trị, kỹ năng quản lý, minh bạch hóa tài chính của doanh nghiệp để nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng.
(iii). Hỗ trợ thuế, kế toán
+ Công ty khởi nghiệp được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.