Thế giới đang ngày càng bước sâu vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Sự phát triển của những lĩnh vực mà trước đây chưa từng có như trí tuệ nhân tạo và máy tự học, người máy, công nghệ nano, in ba chiều, công nghệ gen và công nghệ sinh trắc học đã làm thay đổi bộ mặt thế giới từng ngày. Các hệ thống thông minh như nhà ở, nhà máy, nông trại, mạng lưới điện hoặc thành phố cũng sẽ giúp giải quyết các vấn đề từ quản lý chuỗi cung ứng cho đến thay đổi khí hậu. Đồng thời, cuộc Cách mạng công nghiệp đã ảnh hưởng rộng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội, chính trị và địa lý học, tương tác theo nhiều chiều và tăng cường lẫn nhau.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT và viễn thông. Cuộc cách mạng này sẽ thay đổi tư duy kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ phải tăng cường kết nối và số hóa thông tin trong quá trình kinh doanh của mình. Hiện nay, các doanh nghiệp CNTT của Việt Nam đã triển khai các dịch vụ CNTT như Big Data để phân tích hành vi khách hàng, số hóa dữ liệu khách hàng để có thể tra cứu tìm hiểu dữ liệu khách hàng nhanh hơn. Về lĩnh vực viễn thông và truyền hình, các doanh nghiệp cũng áp dụng CNTT vào quản trị và xây dựng nội dung, quy trình hóa và số hóa sản xuất kinh doanh để đảm bảo từng bước nắm bắt cơ hội của cuộc cách mạng 4.0 trong tương lai. Trong lĩnh vực ngân hàng, ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử qua các mạng thanh toán liên ngân hàng tới từng khách hàng thông qua điện thoại di động được phát triển với tốc độ ngày càng cao và đảm bảo an toàn thông tin. Sự ra đời của các công nghệ mới trong các ngành công nghiệp đã tạo ra những phương thức hoàn toàn mới đáp ứng các nhu cầu hiện tại và phá vỡ đáng kể các chuỗi giá trị công nghiệp hiện có. Sự phá hủy cũng xuất hiện từ những đối thủ cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy, những doanh nghiệp nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên cứu, triển khai, tiếp thị, bán hàng và phân
phối, có thể lật đổ những doanh nghiệp truyền thống nhanh hơn bao giờ hết bằng cách cải thiện chất lượng, tốc độ, hay giá cả đối với giá trị cung cấp.
3.1.2. Xu hướng
Đại dịch COVID-19 khiến cho 3/4 startup tại hầu khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam phải tạm dừng, và không có hi vọng huy động được thêm vốn đầu tư trong ngắn hạn. Tuy nhiên, cũng chính trong bối cảnh khó khăn này, nhiều startup Việt lại có hoạt động hiệu quả và tăng trưởng mạnh mẽ. Nhưng để đi được đường dài, startup Việt nên phát triển theo hướng nào- tăng trưởng nóng hay phát triển bền vững? Đây vẫn là một câu hỏi khó được nhiều người quan tâm hiện nay. Đại dịch COVID- 19 được giới chuyên gia nhận định như một phép thử khả năng “sinh tồn” của hầu hết các ngành, doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, 5 tháng đầu năm nay, có gần 60 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, trong bối cảnh u ám này, hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam vẫn phát triển và trở nên sôi động hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo quý 1 được Nextrans - Quỹ đầu tư mạo hiểm đến từ Hàn Quốc công bố, trong 3 tháng đầu năm 2021 ghi nhận 16 thương vụ đầu tư vào các startup Việt Nam với tổng giá trị các khoản đầu tư đạt khoảng 150 triệu USD, tăng 50% so với mức 100 triệu USD trong quý 1/2020.
Một tín hiệu khả quan cho thấy, thống kê những tháng đầu năm nay số lượng doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký lớn tăng mạnh, cụ thể: số doanh nghiệp có vốn đăng ký từ 10 - 20 tỷ đồng tăng gần 25%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 20 - 50 tỷ đồng tăng gần 17%; doanh nghiệp có vốn đăng ký 50 - 100 tỷ đồng hơn 36%; và doanh nghiệp có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng tăng gần 53%. Sự gia tăng về số lượng các doanh nghiệp có số vốn đăng ký lớn cho thấy niềm tin của cộng đồng khởi nghiệp đang dần được cải thiện, điều này có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay trong bối cảnh dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp.
Có thể thấy, bên cạnh những tác động từ thị trường, sự thay đổi nhanh chóng của xu hướng tiêu dùng, nhu cầu tiêu dùng cùng với bất trắc khó lường của đại dịch Covid-19 đã khiến cộng đồng khởi nghiệp càng gặp khó hơn. Đại dịch đã làm bộc
lộ hạn chế của nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp, kể cả những doanh nghiệp đã lớn mạnh trên thế giới. Kết quả khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam) từ ý kiến của hơn 250 startup thực hiện cuối tháng 4/2020 cho thấy, có tới 50% startup xác nhận lâm vào tình trạng hoạt động cầm chừng và phát sinh thu nhập không đáng kể. Trong khi đó, 23% startup cho rằng đang mất đi cơ hội gọi vốn và mở rộng thị trường; 20% startup chọn đóng băng các hoạt động, nghĩa là dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh; 4% startup phải dừng mọi hoạt động quảng cáo trên tất cả các nền tảng, kể cả online và offline, nhằm tiết kiệm chi phí và chỉ 3% bị ảnh hưởng một cách hạn chế, không đáng kể.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp vừa khởi sự, một bài toán đặt ra cho họ là lựa chọn con đường nào: Phát triển bùng nổ- nhanh chóng nắm bắt cơ hội, hay đi con đường dài hướng tới mục tiêu bền vững. FoodHub – một startup công nghệ cung cấp giải pháp thương mại điện tử dành cho thực phẩm sạch, Nguyễn Xuân Vinh - sáng lập FoodHub cho hay, ứng dụng giúp kết nối người tiêu dùng và nhà cung cấp thực phẩm sạch (các cửa hàng, siêu thị, trang trại). Người mua chỉ cần lên ứng dụng, đặt mua sản phẩm mình cần và chỉ sau 2 giờ, sản phẩm sẽ được giao tới tận nhà. Cũng theo người sáng lập FoodHub, nếu như trước dịch, ứng dụng này chỉ có 18.000 lượt người dùng, thì chỉ sau 2 tuần giãn cách xã hội, lượng người dùng ứng dụng đã tăng thêm 7.000 người- tốc độ tăng trưởng chưa từng có trước đây. Còn hiện nay, tốc độ tăng trưởng còn lớn hơn nhiều 200, 300%. Thậm chí có những thời điểm, FoodHub lọt top 10 ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên các kho ứng dụng.