Hoàn thiện bản kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 143 - 149)

Các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường có số vốn rất khiêm tốn, từ vài chục triệu đến khoảng dưới năm trăm triệu đồng, do đó, các ý tưởng tốt của họ thường gặp trở ngại trong quá trình triển khai do mối lo về vốn luôn hiện hữu. Họ thường cho rằng ý tưởng của mình sẽ không thể thành hiện thực, nếu không có nền tảng tài chính vững chắc. Các nhà khởi nghiệp thường tận dụng tất cả các nguồn vốn mà mình có thể huy động được từ người thân, bạn bè…Tuy nhiên, nguốn vốn huy động này thường nhỏ và không phát huy được hết tác dụng và thỏa mãn nhu cầu về vốn cũng như mong muốn triển khai ý tưởng của các nhà khởi nghiệp… Từ những vấn đề tồn tại như thế, họ tìm cách tiếp cận với các nguốn vốn khác có quy mô lớn hơn như các tổ chức tín dụng thương mại, ngân hàng, tổ chức chính phủ, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư thiên thần… Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là: Làm thế nào

để thu hút được sự quan tâm của các nguồn vốn đầu tư như thế? Câu hỏi mà hầu như toàn bộ

các Doanh nghiệp khởi nghiệp đều đã và đang trăn trở và đối mặt. Từ thực tế tiếp xúc, làm việc với các Doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thông tin tại Hà Nội và một số tỉnh thành trên cả nước như Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…, tác giả đã nhận ra những tồn tại đưa đến lí do các DN khó tiếp cận được nguồn vốn đầu tư như sau: Các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập trung chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn hảo, nhất là đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì lại càng chú trọng vào việc phát triển sản phẩm vì công nghệ liên tục thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nếu Doanh nghiệp không nắm bắt được xu thế tiêu dùng và hướng phát triển của công nghệ trong tương lai thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi và bị đào thải khỏi thị trường. Do vậy, khi các Doanh nghiệp khởi nghiệp đi gặp các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư cho Doanh nghiệp của mình thường chỉ chú trọng đến việc nói về sản phẩm của mình với đối tác/nhà đầu tư mà không chú trọng đến việc lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và mang tính thuyết phục.

Trên thực tế, bản kế hoạch kinh doanh là yếu tố vô cùng cần thiết với những doanh nhân đang tìm kiếm nguồn vốn cho Doanh nghiệp của mình. Bản kế hoạch này gắn rất chặt với việc thu hút đầu tư của các đối tác mà Doanh nghiệp đang nhắm đến. Bản kế hoạch kinh doanh sẽ thuyết phục được các nhà đầu tư tiềm năng bỏ vốn vì cho thấy chủ Doanh nghiệp đã suy nghĩ về dự án kinh doanh rất thấu đáo. Thứ nữa, nó đưa tới các nhà đầu tư loạt tiêu chuẩn tài chính để họ tự lường khả năng của mình trước khi bỏ vốn vào để tham gia dự án.

Chỉ có ý tưởng và vạch ra kế hoạch trong đầu thôi sẽ là quá đơn giản và không đủ để thu hút được dòng tiền đầu tư. Nên DN muốn thu hút được vốn đầu tư hiệu quả và nhanh hơn, dễ dàng hơn thì phải đầu tư chất xám, dồn tâm sức để đưa ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh với chính xác số vốn mà Startup cần và số vốn đó sẽ rót vào đâu, đầu tư như thế nào để mang lại lợi nhuận kì vọng cao nhất cho Startup cũng như các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng mở ví của họ và rót vốn một cách dễ dàng khi mà họ chưa tìm hiểu cặn kẽ và biết được rằng tiền của họ sẽ được dùng như thế nào, đi đến đâu, kì vọng sẽ mang lại kết quả và lợi nhuận như thế nào.

Trong khi trình bày với nhà đầu tư về bản kế hoạch của mình, Startup cần dành vài phút để khẳng định tiềm năng thành công của mình điều này sẽ là một lợi thế cho Startup. Theo tâm lý chung, mong ước những ý tưởng được hiện thực hóa và đi đến đích cuối cùng là rất quan trọng, nên nhà đầu tư rất muốn được nghe Startup khẳng định rằng định hướng kinh doanh của họ là đúng đắn, chắc chắn sẽ đi đến đích cuối cùng của thành công bằng chính khả năng vốn có và tiềm tàng của Startup.

Mặt khác, chính bản kế hoạch kinh doanh này sẽ giúp Startup thấy được việc kinh doanh mà Startup đổ tâm huyết vào có thực sự làm thỏa mãn mơ ước của mình hay không. Có nhiều kế hoạch kinh doanh không bao giờ vượt qua nổi giai đoạn kế hoạch vì những người thực hiện sau khi lên kế hoạch và đánh giá, đã nhận ra họ không còn đam mê nó nữa. Tóm lại, khi đánh giá ý tưởng kinh doanh cần xét tới hai yếu tố chủ đạo. Thứ nhất là tài chính để đánh giá mức độ lợi nhuận của việc kinh doanh đó sẽ như thế nào. Thứ hai là mức độ nhiệt huyết với việc mà mình đang hoặc sẽ làm.

Startup có thể đặt ra những câu hỏi mang tính chất sát thực với việc mà Startup sẽ làm và trả lời được những câu hỏi đó theo một cách hoàn hảo nhất có thể, không được trả lời sai. Điều này sẽ giúp Startup thấy được tiềm năng của công ty mình, giúp Startup đưa ra quyết định ý tưởng của việc kinh doanh đó có phù hợp với các mục đích và mục tiêu mà Startups đang nhắm đến hay không.

Một vài gợi ý có thể giúp Startups cũng như Doanh nghiệp thông thường có thể thu hút nhiều nguồn vốn hơn:

- Dành thêm thời gian cho bản tóm lược về chủ DN.

Các ngân hàng cũng như nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận được rất nhiều bản kế hoạch kinh doanh, nên đôi khi họ thường xem ngay vào phần tóm lược hồ sơ cá nhân của chủ Doanh nghiệp để nắm tổng thể kế hoạch của Startups. Nếu không thu hút ngay sự chú ý của họ ở phần này, Startups sẽ phải trở lại với việc hoàn thành kế hoạch khác. Do đó, một bản tóm lược hồ sơ cá nhân của chủ Doanh nghiệp đi kèm với bản kế hoạch kinh doanh là một điều cần thiết, nên làm để gặt hái ngay sự chú ý và ấn tượng tốt đẹp ban đầu với các nhà đầu tư.

Trước khi đi gặp nhà đầu tư để trình bày và thuyết phục họ đầu tư cho công ty của mình thì Startups phải có một bản kế hoạch kinh doanh thật hoàn chỉnh. Người

được giao trọng trách đi thuyết phục các nhà đầu tư không thể mang đến và trình bày với nhà đầu tư một bản kế hoạch kinh doanh trong khi vẫn còn thiếu những số liệu quan trọng.

Trước khi đi gặp nhà đầu tư Startups cần kiểm tra hai, ba lượt để không bỏ sót những gì thiết yếu. Ngay cả khi sử dụng phần mềm viết kế hoạch kinh doanh, nhiều người vẫn bỏ qua các phần họ cho là không quan trọng. Không để cho bất cứ sơ suất gì không cần thiết. Một bản kế hoạch được viết tốt và hoàn chỉnh sẽ giúp Startups có cơ hội thành công cao hơn và giành được nguồn vốn đang tìm kiếm.

Các Doanh nghiệp khởi nghiệp thường tập trung chú trọng vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đưa ra thị trường một sản phẩm hoàn hảo, nhất là đối với các Doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì lại càng chú trọng vào việc phát triển sản phẩm vì công nghệ liên tục thay đổi hàng ngày, hàng giờ, nếu Doanh nghiệp không nắm bắt được xu thế tiêu dùng và hướng phát triển của công nghệ trong tương lai thì chắc chắn sẽ bị tụt lùi và bị đào thải khỏi thị trường.

Do vậy, khi các Doanh nghiệp khởi nghiệp đi gặp các nhà đầu tư để thu hút vốn đầu tư cho Doanh nghiệp của mình thường chỉ chú trọng đến việc nói về sản phẩm của mình với đối tác/nhà đầu tư mà không chú trọng đến việc lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn hảo và mang tính thuyết phục.

Trên thực tế, bản kế hoạch kinh doanh là yếu tố vô cùng cần thiết với những doanh nhân đang tìm kiếm nguồn vốn cho Doanh nghiệp của mình. Bản kế hoạch này gắn rất chặt với việc thu hút đầu tư của các đối tác mà Doanh nghiệp đang nhắm đến. Bản kế hoạch kinh doanh sẽ thuyết phục được các nhà đầu tư tiềm năng bỏ vốn vì cho thấy chủ Doanh nghiệp đã suy nghĩ về dự án kinh doanh rất thấu đáo. Thứ nữa, nó đưa tới các nhà đầu tư loạt tiêu chuẩn tài chính để họ tự lường khả năng của mình trước khi bỏ vốn vào để tham gia dự án.

Chỉ có ý tưởng và vạch ra kế hoạch trong đầu thôi sẽ là quá đơn giản và không đủ để thu hút được dòng tiền đầu tư. Nên DN muốn thu hút được vốn đầu tư hiệu quả và nhanh hơn, dễ dàng hơn thì phải đầu tư chất xám, dồn tâm sức để đưa ra một bản kế hoạch hoàn chỉnh với chính xác số vốn mà Startups cần và số vốn đó sẽ rót vào đâu, đầu tư như thế nào để mang lại lợi nhuận kì vọng cao nhất cho Startups cũng

như các nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ không sẵn sàng mở ví của họ và rót vốn một cách dễ dàng khi mà họ chưa tìm hiểu cặn kẽ và biết được rằng tiền của họ sẽ được dùng như thế nào, đi đến đâu, kì vọng sẽ mang lại kết quả và lợi nhuận như thế nào.

Trong khi trình bày với nhà đầu tư về bản kế hoạch của mình, Startups cần dành vài phút để khẳng định tiềm năng thành công của mình điều này sẽ là một lợi thế cho Startups. Theo tâm lý chung, mong ước những ý tưởng được hiện thực hóa và đi đến đích cuối cùng là rất quan trọng, nên nhà đầu tư rất muốn được nghe Startups khẳng định rằng định hướng kinh doanh của họ là đúng đắn, chắc chắn sẽ đi đến đích cuối cùng của thành công bằng chính khả năng vốn có và tiềm tàng của Startups.

Mặt khác, chính bản kế hoạch kinh doanh này sẽ giúp Startups thấy được việc kinh doanh mà Startups đổ tâm huyết vào có thực sự làm thỏa mãn mơ ước của mình hay không. Có nhiều kế hoạch làm ăn chẳng bao giờ vượt qua nổi giai đoạn kế hoạch vì những chủ nhân của nó, sau khi lên kế hoạch và đánh giá, đã nhận ra họ không còn đam mê nó nữa.

Tóm lại, khi đánh giá ý tưởng kinh doanh cần xét tới hai yếu tố chủ đạo. Thứ nhất là tài chính để đánh giá mức độ lợi nhuận của việc kinh doanh đó sẽ như thế nào. Thứ hai là nhiệt huyết với việc mà mình đang hoặc sẽ làm, không ai có thể gặt hái thành công với công việc khi mà không có đam mê hoặc phải làm việc một cách gượng ép.

- Chuẩn bị thông tin dự phòng đầy đủ và đa chiều

Phải chuẩn bị sẵn những thông tin dự phòng trong trường hợp bị hỏi thêm. Mặc dù bản kế hoạch kinh doanh luôn cần có mọi đáp án cho các thắc mắc, nhưng các nhà đầu tư và ngân hàng vẫn luôn muốn hỏi những câu có thể không có (hoặc chưa kịp nghĩ tới) trong đó, nên Doanh nghiệp cần sẵn sàng để trả lời bất cứ những gì họ đặt ra với mình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 143 - 149)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w