Thành lập Hiệp hội đầu tư mạo hiểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 134 - 136)

Nhà nước xây dựng một hệ thống các chính sách hỗ trợ phát triển DNKN ở Việt Nam hoàn thiện, đồng bộ, phù hợp với quá trình phát triển kinh tế bao gồm: xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tiếp cận với nguồn vốn, đất đai, lao động, công nghệ và thông tin thị trường theo hướng cơ chế chính sách phải đồng bộ; xoá

bỏ những phân biệt đối xử về tín dụng, thuế, giá thuê đất và các ưu đãi khác...; thực hiện nghiêm túc theo Luật Doanh nghiệp; ban hành Luật Khuyến khích đầu tư áp dụng chung cho cả DNVVN, DNKN trong nước và DNVVN có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ngoài những biện pháp trợ giúp đã và đang được thực hiện, Chính phủ có thể xem xét kết hợp thêm một số biện pháp hỗ trợ nhưng vẫn đảm bảo không vi phạm quy định WTO như: chính quyền hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí cho công nhân là thanh niên làm việc tại DNVVN, hỗ trợ thị trường cho DNVVN thông qua mở thêm các lĩnh vực kinh doanh trước nay vốn chỉ dành riêng cho các DNNN...

Hỗ trợ tài chính cũng nên được phân quyền tới các địa phương, chứ không chỉ dừng lại ở Trung ương. Chính quyền, các cơ quan thực thi việc hỗ trợ ở từng địa phương cụ thể luôn luôn nắm rõ tình hình doanh nghiệp hơn. Nhờ đó mà các biện pháp hỗ trợ sẽ thiết thực hơn, việc theo dõi tình hình phát triển cũng như nhu cầu của các DNVVN trở nên sát sao hơn, phản ánh đúng thực tế hơn và các DNVVN cũng dễ dàng tiếp cận dễ dàng hơn. Do đó, có những phản hồi lại trung ương để có được những thay đổi về chính sách cho phù hợp hơn với tình hình mới. Thêm vào đó, các cơ quan thực thi, triển khai các chính sách hỗ trợ cũng cần minh bạch hoá việc thực hiện các chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho DNVVN hoạt động sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền trong quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp.

Hiệp hội đầu tư mạo hiểm là nơi giao lưu và kết nối các nhà đầu tư, các tổ chức đầu tư đang trực tiếp tham gia vào thị trường này. Để giảm thiểu rủi ro cho việc đầu tư, Hiệp hội sẽ thường xuyên đưa ra các khuyến cáo cho nhà đầu tư về các công nghệ hiện có, dự báo những phát triển của công nghệ trong tương lai. Biên soạn những biểu mẫu pháp lý như Bản điểu khoản, Hợp đồng đầu tư, Cam kết góp vốn... nhằm giúp giản tiện hóa việc đầu tư cho những cá nhân. Đồng thời, Hiệp hội cũng góp tiếng nói để Chính phủ và những nhà lập pháp đưa ra những chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn hơn. Hiệp hội còn là cầu nối giữa những nhà đầu tư tư nhân với các tổ chức đầu tư mạo hiểm, giúp cho việc lựa chọn đơn vị quản lý danh mục đầu tư chuẩn xác hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mô hình gọi vốn khởi nghiệp và một số đề xuất đối với các công ty khởi nghiệp của Việt Nam. (Trang 134 - 136)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w