Các nhân tố thuộc về ngân hàng:

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 36 - 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng:

Thứ nhất, Chính sách tín dụng của ngân hàng: Chính sách tín dụng có ý

nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Nếu một chính sách tín dụng của ngân hàng mang tính cạnh tranh với các NHTM khác, duy trì được khách hàng hiện tại và thu hút được các khách hàng mới thì chứng tỏ chất lượng tín dụng tại ngân hàng được đánh giá cao và ngược lại.

Thứ hai, Quy trình tín dụng: Cụ thể hoá việc phân rõ chức năng, nhiệm vụ

của từng đối tượng tham gia thực hiện công tác tín dụng, đề ra cụ thể từng công việc cần phải thực hiện từ khâu tìm kiếm khách hàng, xử lý hồ sơ vay vốn, cấp tín dụng, kiểm soát sau khi thu hồi nợ vay. Nếu một NHTM thực hiện chuẩn các bước của quy trình tín dụng thì chất lượng tín dụng của ngân hàng sẽ được nâng cao và ngược lại.

Thứ ba, Công tác kiểm tra - kiểm soát nội bộ: Việc kiểm soát chính sách tín

dụng và các quy trình cần thiết có liên quan đến khoản vay. Đây là công việc mà bất cứ một ngân hàng nào cũng phải tiến hành thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt công tác này, ngân hàng cần bố trí một đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, đạo đức tốt làm công tác này đồng thời có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Có như vậy công tác tín dụng mới được thực hiện đúng quy trình nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ tư, Hệ thống công cụ đánh giá tín nhiệm đối với khách hàng vay vốn:

Các NHTM trước khi quyết định cho vay thường đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Đánh giá mức độ tín nhiệm nội bộ nhằm phản ánh khả năng trả nợ của khách hàng. Khả năng trả nợ của khách hàng thấp thì mức độ xếp hạng giảm và đồng nghĩa với rủi ro tín dụng tăng cho Ngân hàng và ngược lại. Đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng hiện nay gồm có hệ thống đánh giá khác nhau cho hai đối tượng khách hàng pháp nhân và thể nhân mà từng NHTM xây dựng. Trong đó việc xác định khả năng trả nợ của khách hàng pháp nhân là một trong nhân tố ảnh hưởng đến CLTD của mỗi NHTM hiện nay, khi có tỷ trọng khách hàng pháp nhân chiếm tỷ trọng chủ yếu trên dư nợ tín dụng.

Thứ năm, Hệ thống thông tin tín dụng của NHTM: Thông tín tín dụng cần

có về khách hàng để NHTM xem xét, quyết định cho vay và giám sát khoản vay bao gồm: Thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng, thông tin về tình hình tài chính, về tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng; về xếp loại tín dụng của khách hàng từ các cơ quan xếp hạng bên ngoài và kết quả xếp loại tín dụng nội bộ của NHTM; thông tin liên quan đến dự án xin vay vốn của khach hàng; thông tin về môi trường kinh doanh có liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của khách hàng vay vốn, thông tin kinh tế, thị trường, xu thế phát triển, tiềm năng của ngành. Thông tin tín dụng có chất lượng giúp nhà người quản lý, cán bộ quản lý khách hàng có thể đưa ra những quyết định cần thiết liên quan đến việc cho vay, quản lý đảm bảo tiền vay, giảm thiểu RRTD, nâng cao chất lượng tín dụng mỗi NHTM.

Thứ sáu, Công tác tổ chức bộ máy: Yếu tố này không chỉ tác động đến chất

lượng tín dụng mà còn tác động đến mọi hoạt động của ngân hàng. Một ngân hàng có cơ cấu tổ chức được sắp xếp khoa học, sự phân công công việc một cách cụ thể, rõ ràng có sự gắn kết giữa các bộ phận thì việc đáp ứng các yêu cầu của khách hàng sẽ được thực hiện kịp thời, công tác quản lý tín dụng trở nên hiệu quả và an toàn hơn. Những quyết định đúng đắn của cấp lãnh đạo sẽ giúp hoạt động tín dụng phù hợp với khách hàng và nền kinh tế.

Thứ bảy, Chất lượng nhân sự của ngân hàng: Chất lượng nhân sự là yếu tố

quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh nói chung và đặc biệt trong hoạt động ngân hàng. Cán bộ nhân viên là bộ mặt của ngân hành là hình ảnh của ngân hàng đối với khách hàng. Hơn nữa nghiệp vụ ngân hàng càng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lượng nhân sự ngày càng cao. Việc tuyển dụng nhân viên có đạo đức tốt, giỏi chuyên môn nghiệp vụ sẽ giúp phòng ngừa tối đa sai phạm trong quá trình kinh doanh, đem lại sự tin tưởng về chất lượng từ phía khách hàng.

Thứ tám, Hệ thống công nghệ ngân hàng: Trong lĩnh vực tài chính - ngân

hàng là ngành có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao. Hệ thống công nghệ thông tin hiện đại sẽ đáp ứng yêu cầu về độ chính xác, khối lượng giao dịch của khách hàng, tìm kiếm thông tin khách hàng, giúp ngân hàng ra các quyết định và xử lý khoản vay…

Như vậy, qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chất lượng tín dụng ta thấy, tuỳ theo sự phát triển, điều kiện kinh tế xã hội và sự hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước cũng như khả năng quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ cán bộ của từng NHTM mà các nhân tố này có ảnh hưởng khác nhau tới công tác quản lý chất lượng tín dụng. Vấn đề cơ bản đặt ra là chúng ta phải nắm chắc các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng và biết vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của các nhân tố này trong hoàn cảnh thực tế, từ đó tìm được những biện pháp quản lý chất lượng tín dụng có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro, sẽ tạo điều kiện cho sự thành công của hoạt động tín dụng nói riêng cũng như của toàn bộ hoạt động NHTM nói chung.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w