Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 89 - 96)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương

- Ban hành định hướng lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển, ưu tiên hỗ trợ để phục hồi kinh tế trong ngắn hạn và trung dài hạn làm cơ sở để các Chi nhánh tập trung triển khai và cung ứng dịch vụ: Trong thời gian tới, các lĩnh vực như giao thông xây dựng, năng lượng sẽ là những lĩnh vực giúp tạo đà cho nền kinh tế phục hồi. Phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đều là các doanh nghiệp lớn, quy mô sản xuất sẵn có, nguồn nhân lực ổn định luôn sẵn sàng hoạt động “bình thường mới”

khi dịch bệnh được kiểm soát. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực ngành nghề ít chịu tác động của dịch bệnh như Công nghệ thông tin, Thương mại điện tử cũng là nhóm ngành cần được ưu tiên tập trung phát triển. Ngoài việc ít chịu tác động của dịch bệnh, các nhóm ngành này còn hỗ trợ đắc lực cho việc giao thương, lưu thông hàng hóa không bị gián đoạn.

Việc phát triển tín dụng mới trong giai đoạn tới cần bám sát nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế, với mục tiêu xuyên suốt là tăng trưởng chất lượng, không chạy theo số lượng. Trước bối cảnh tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đang tăng lên, việc tăng trưởng quy mô tín dụng có chất lượng sẽ giúp kiềm chế tỷ lệ này ở mức đảm bảo.

- Nới lỏng một số điều kiện cấp tín dụng: Chính sách hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của COVID-19 hiện đang cho thấy nhiều bất cập ở khâu thực thi khi doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn hỗ trợ này phải đáp ứng các thủ tục phức tạp với chi phí lớn, gồm: lập báo cáo kiểm toán, đánh giá thiệt hại, tự chứng minh thanh khoản và khả năng trả nợ sau khi được cơ cấu lại nợ. Với các thủ tục này, rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt nhưng lại không đáp ứng được yêu cầu. Do vậy, kiến nghị VCB xem xét nới lỏng một số điều kiện nhất định trên cơ sở đánh giá đầy đủ về khách hàng và mục đích sử dụng vốn.

Đồng thời, VCB Trụ sở chính cần hành hướng dẫn cụ thể về danh mục hồ sơ, quy định về thẩm định đối với việc cho vay các doanh nghiệp, người dân chịu ảnh hưởng bởi Covid-19 để việc thực hiện thẩm định cho khách hàng ở Chi nhánh được nhanh chóng và thống nhất.

- Hoàn thiện hơn nữa hệ thống cảnh báo nợ sớm. Bổ sung thêm các thông tin về lĩnh vực ngành nghề, hoạt động sản xuất của ngành, tác động của dịch bệnh, suy thoái. Các thông tin này cần được cập nhật thường xuyên và do bộ phận tại Hội Sở chính thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan về thông tin, cũng như bám sát theo định hướng kinh doanh của VCB.

- Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hạ tầng để triển khai cung ứng nền tảng số 4.0, thanh toán không dùng tiền mặt, cung ứng dịch vụ nhằm đảm bảo sự hoạt động liên tục của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến

- Thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo, truyền thông nội bộ để cập nhật các quy định mới của Chính phủ, của NHNN, của Hội Sở chính để các đơn vị có sự điều chỉnh hoạt động hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định.

TÓM TẮT CHƯƠNG III

Chương III của luận văn, tác giả đã đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân. Đây là những biện pháp đã được áp dụng, hoặc chưa được triển khai mà tác giả muốn đưa ra để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Các giải pháp không chỉ bao gồm việc tăng trưởng quy mô tín dụng mới, thu hồi nợ xấu để giảm thiểu chi phí dự phòng mà còn bao gồm các giải pháp để thay đổi cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn, loại tiền một cách phù hợp. Các giải pháp này cần được giám sát thực hiện thường xuyên, song hành với nhau và có sự kết hợp giữa các phòng ban, bộ phận, giữa ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên VCB Thanh Xuân.

Bên cạnh đó, chương III của luận văn cũng đưa ra kiến nghị đối với chính phủ, các bộ ban ngành, với Ngân hàng Nhà nước, với trụ sở chính Vietcombank về việc triển khai, hiện thực hóa các giải pháp góp phần nâng chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân. Đây là những kiến nghị mang tính chủ quan dựa trên những kiến thức, quan điểm cá nhân và thực tế làm việc của tác giả nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện, nâng cao hơn chất lượng hoạt động tín dụng không chỉ riêng cho VCB Thanh Xuân mà còn cho VCB nói chung.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ của các NHTM là hoạt động kinh doanh tổng hợp với rất nhiều hoạt động, trong đó tín dụng với chủ đạo là cho vay - là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bởi vậy việc nâng cao chất lượng cho vay luôn cần được chú trọng.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về hoạt động tín dụng và chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Thanh Xuân qua những năm gần đây nhất, luận văn đã phân tích và làm rõ các kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra một số hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất những giải pháp phù hợp và khả thi với Vietcombank Thanh Xuân, những kiến nghị với các Cơ quan liên quan để cùng giải quyết, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

Vì thời gian và khả năng có hạn, tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các Thầy/Cô trong hội đồng luận văn cũng như các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thành ở cấp độ nghiên cứu cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Đặng Hồng Nhung, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Bắc Kạn”, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH

Kinh tế và quản trị kinh doanh – ĐH Thái Nguyên, năm 2017;

2. NEU-JICA, “Đánh giá các chính sách ứng phó với Covid-19 và các khuyến

nghị”, Hà Nội, 2020;

3. Ngân Hàng Nhà Nước, “Thông tư 01/2020/TT-NHNN về việc cơ cấu lại thời hạn

trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; và các Thông tư 14/2021/TT-NHNN bổ sung”, Hà Nội, 2020;

4. Ngân Hàng Nhà Nước, “Thông tư số 11/2021/TT-NHNN của Thống đốc Nhà

nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”, Hà Nội, 2021;

5. Ngân Hàng Nhà Nước, “Thông tư số 22/2019/TT-NHNN quy định về các giới

hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, Hà Nội, 2019;

6. Ngân Hàng Nhà Nước, “Thông tư số 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động

cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng”, Hà Nội, 2016;

7. Ngân Hàng Nhà Nước, Thông tư 11/2021/TT-NHNN ban hành Quy định về phân

loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Hà Nội 2021;

8. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, Báo cáo

kết quả kinh doanh các năm 2018, 2019, 2020;

9. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân, Báo cáo

quản trị nội bộ các năm 2018, 2019, 2020;

10. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Các Quy định, quyết định, hướng

dẫn, thông báo, Hà Nội.

11. Ngô Đức Tiến,“Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư

tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài

12. Nguyễn Tài Trường, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Ninh Bình”, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH

Bách Khoa Hà Nội, năm 2016;

13. Nguyễn Thị Hiệp, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

– Hà Nội – chi nhánh Vĩnh Phúc”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, năm

2013;

14. Nguyễn Thị Liên, “Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay doanh nghiệp vừa và

nhỏ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Ba Đình”, Luận

văn Thạc sỹ, Đại học Ngoại Thương, năm 2020;

15. Nguyễn Thị Thu Đông, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, Luận án Tiến sỹ, Trường ĐH

Kinh tế Quốc dân, năm 2012;

16. Nguyễn Thị Thu Thủy, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Quảng Bình”, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế, năm 2020;

17. Peter S.Rose, Hiệu đính Nguyễn Văn Nam, Vương Trọng Nghĩa, Quản trị Ngân

hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 2001;

18. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2013;

19. Quốc Hội Việt Nam, Luật các tổ chức tín dụng 47/2010/QH12, Hà Nội, 2010; 20. Quốc hội Việt Nam, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2010;

21. Quốc Hội Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng 17/2017/QH14, Hà Nội, 2017;

22. Tống Khánh Hòa,“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp

và phát triển nông thôn Bắc Nam Định”, Luận văn Thạc sỹ, năm 2011;

23. Trịnh Hoài Đức, “Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam – chi nhánh Khu công nghiệp Biên Hòa”, Luận văn Thạc

sỹ, Trường ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, năm 2018;

24. Ủy ban thường vụ quốc hội, Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ban hành một số

giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid- 19, Hà Nội 2021;

1. Carolyn Warren, Repair Your Credit Like the Pros, NXB Bookmark Publishing Company, 2017

2. Eugene F. Brigham, Joel F. Houston, Fundamentals of Financial Management, NXB Cengage Learning, 2009.

3. Stefania Rossi, Access to Bank Credit and SME Financing, University of Cagliari, Italy 2017.

Website

1. Chính sách tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam sau đại dịch COVID-19, xem 26/10/2020:

http://tapchitaichinh.vn/su-kien-noi-bat/chinh-sach-taichinh-cho-phuc-hoi-va- phat-trien-kinh-te-viet-nam-saudai-dich-COVID-1919-328466.html

2. Ngân hàng - điểm tựa để doanh nghiệp khôi phục sản xuất, kinh doanh, xem 10/12/2021:

https://www.qdnd.vn/kinh-te/cac-van-de/ngan-hang-diem-tua-de-doanh-nghiep- khoi-phuc-san-xuat-kinh-doanh-676309

3. Ngành Ngân hàng năm 2021: Đặt mục tiêu hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19 lên hàng đầu, xem 10/12/2021:

http://tapchinganhang.gov.vn/nganh-ngan-hang-nam-2021-dat-muc-tieu-ho-tro- nen-kinh-te-phuc-hoi-sau-dich-covid-19-len-hang-dau.htm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 89 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w