Nhân tố môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 40 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Nhân tố môi trường kinh doanh

Thứ nhất, Môi trường kinh tế vĩ mô: Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân

hàng phục vụ, có ảnh hưởng lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định và tăng trưởng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng có chất lượng cao, còn nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ,và khả năng trả nợ vay biến động lớn làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu nợ và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Chu kỳ phát triển kinh tế có tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng. Trong thời kỳ đình trệ, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, hoạt động tín dụng gặp nhiều trở ngại. Nhu cầu vốn tín dụng giảm, nếu có cho vay thì khả năng thu hồi vốn rất khó khăn do hạn chế khả năng sử dụng vốn của khách hàng. Ngược lại, thời kỳ hưng thịnh, nhu cầu vốn tín dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng cao, rủi ro tín dụng giảm. Nhưng cũng không loại trừ trường hợp chạy đua trong sản xuất kinh doanh, nạn đầu cơ tích trữ làm cho nhu cầu vốn tín dụng quá nóng và có quá nhiều khoản tín dụng được thực hiện. Những khoản này cũng có thể khó được hoàn trả nếu sự phát triển sản xuất kinh doanh không có kế hoạch nói trên dẫn đến suy thoái và khủng hoảng kinh tế.

Ngoài ra, chính sách kinh tế của nhà nước điều tiết để ưu tiên hay hạn chế sự phát triển của một ngành, mét lĩnh vực nào đó nhằm đảm bảo sự cân đối trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng…

Thứ hai, Môi trường pháp lý: Luật pháp là bộ phận không thể thiếu được

của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Với vai trò đảm bảo cho việc dịch chuyển nền kinh tế thị trường tự phát, kém tổ chức sang một nền kinh tế thị trường

văn minh thì pháp luật có nhiệm vụ tạo lập một môi trường pháp lý cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao, là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề khiếu nại khi có tranh chấp xảy ra. Vì vậy chỉ với điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới đem lại lợi ích cho cả hai và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.

Thứ ba, Môi trường tự nhiên: Điều kiện thời tiết có tác động lớn đến một số

ngành đặc biệt là những ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi điều kiện tự nhiên như nông nghiệp, thủy sản, hàng hải, công nghiệp chế biến…Vì vậy việc cho vay, đầu tư vào những ngành này có thể dẫn đến những rủi ro do môi trường tự nhiên gây ra, làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Ngoài ra, những yếu tố thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh…cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó tác động lớn đến chất lượng tín dụng của ngân hàng.

1.4. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các NHTM

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w