Quy mô vốn tín dụng của VCB Thanh Xuân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 60)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Quy mô vốn tín dụng của VCB Thanh Xuân

Thông qua bảng số liệu chi tiết dư nợ tín dụng của Vietcombank – Chi nhánh Thanh Xuân trong 3 năm từ 2018 đến 2020 (Bảng 2.5), có thể thấy tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh tương đối tốt trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi như lạm phát cao, đại dịch Covid-19, và sự cạnh tranh gắt gao từ các Ngân hàng trên cùng địa bàn.

Theo đó, dư nợ tín dụng năm 2019 đạt 9.226 tỷ đồng, tăng 996 tỷ đồng so với năm 2018, tương ứng với tỷ lệ 12%. Có được kết quả này là do trong năm 2019, chi nhánh đã thực hiện giải ngân cho các dự án Khu công nghiệp Vĩnh Phúc, Khu công nghiệp Thái Hà – đây là các khách hàng mới của chi nhánh.

Năm 2020, dư nợ tín dụng đạt 9.621 tỷ đồng, tăng 395 tỷ đồng so với năm 2020,tương ứng tỷ lệ 4%. Số tăng trưởng này có được là do năm 2020 đơn vị tiếp tục thực hiện giải ngân theo tiến độ cho khách hàng hiện hữu và thu nợ một số KH quá hạn.

58

Bảng 2.5 – Số liệu chi tiết dư nợ tín dụng tại VCB Thanh Xuân giai đoạn 2018 – 2020

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019

Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Tổng dư nợ tín dụng 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Đối tượng 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% KHDN Lớn 2,634 2,860 3,464 226 9% 604 21% KHDN VVN 3,621 3,783 3,367 161 4% (415) -11% KHCN 1,975 2,583 2,790 608 31% 207 8% Kỳ hạn 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Ngắn hạn 4,609 5,351 6,446 742 16% 1,095 20% Trung hạn 1,893 2,307 1,155 414 22% (1,152) -50% Dài hạn 1,728 1,568 2,020 (160) -9% 452 29% Loại tiền tệ 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Nội tệ 5,514 6,089 6,735 575 10% 646 11% Ngoại tệ 2,716 3,137 2,886 421 15% (251) -8% Ngành nghề, lĩnh vực 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Thương mại và dịch vụ 2,716 3,137 2,694 421 15% (443) -14% Sản xuất chế biến 988 923 1,347 (65) -7% 424 46%

Giao thông - xây dựng 1,646 1,661 2,020 15 1% 360 22%

Năng lượng 1,646 2,030 2,501 384 23% 472 23%

Ngành khác 1,235 1,476 1,058 242 20% (418) -28%

201820192020 KHDN LớnKHDN VVNKHCN 3464 2860 2634 3367 3783 3621 1975 2790 2583 10000 9000 8000 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 2.2.2. Cơ cấu vốn tín dụng

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại khách hàng:

Biểu đồ 2.1 – Cơ cấu dư nợ theo loại khách hàng

Tỷ trọng dư nợ theo từng nhóm đối tượng khách hàng tại VCB có sự phân bổ hợp lý và đồng đều, không tập trung quá nhiều vào một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể nào. Theo đó, tỷ trọng dư nợ nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp lớn duy trì ở mức 31% – 36% tổng dư nợ, đang trong xu hướng tăng dần, đối tượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ từ 35%-44%, trong xu hướng giảm dần. Đối với các khách hàng cá nhân thì xu hướng tăng dần từ 24% lên 29%.

Tỷ trọng này phản ánh sự điều chỉnh kịp thời từ Ban lãnh đạo VCB Thanh Xuân trong việc điều chỉnh tỷ trọng dư nợ vào các khách hàng trước những diễn biến phức tạp của dịch covid trong năm 2020. Theo đó chi nhánh ưu tiên nguồn vốn vào các khách hàng lớn đầu chuỗi kinh doanh, đang được ưu tiên hỗ trợ để phục hồi sản xuất kinh doanh và cho vay khách hàng cá nhân, hộ gia đình để phục hồi kinh doanh. Đồng thời giảm dần tỷ trọng dư nợ của nhóm KHDN VVN vì đây là nhóm chịu tác động mạnh của dịch Covid, hầu hết đều phải tạm dừng sản xuất kinh doanh.

2,020 1,155 6,446 3,000 2,000 1,000 - 4,609 5,351 201820192020 Ngắn hạnTrung hạnDài hạn • Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn:

10,000 9,000 1,568 8,000 1,728 7,000 2,307 6,000 1,893 5,000 4,000

Biểu đồ 2.2 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn

Tỷ trọng dư nợ tín dụng kỳ hạn ngắn hạn tăng mạnh trong giai đoạn 2019 – 2020, từ 4.609 tỷ đồng năm 2018 lên 5.351 tỷ đồng năm 2019 và 6.446 tỷ đồng năm 2020. Tương ứng với đó là dư nợ tín dụng kỳ hạn trung và dài hạn có xu hướng giảm dần.

Việc này đến từ các nguyên nhân:

(i) Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, hầu hết các dự án đầu tư mới hoặc mở rộng của các khách hàng cần vốn trung và dài hạn phải tạm ngừng triển khai. Các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng. Chủ yếu nhu cầu cần vốn lưu động để hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện cho phép.

(ii)Một số khoản vay trung dài hạn của chi nhánh phát sinh vào những năm trước đây, do nhiều lý do khách quan và chủ quan để chuyển thành nợ xấu. Nhưng với sự quyết tâm và nỗ lực hỗ trợ của chi nhánh cùng với khách hàng thì trong năm 2019, một số khoản vay này đã được thu hồi trước hạn giúp cho chi nhánh giảm được tỷ lệ nợ xấu, đồng thời cùng giảm tỷ trọng cơ cấu dư nợ vay trung dài hạn.

12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 - 2018 2019 2020 Nội tệNgoại tệ 2,716 5,514 3,137 6,089 2,886 6,735

Điều này cho thấy trong giai đoạn vừa qua, VCB Thanh Xuân luôn chú trọng theo sát diễn biến từng khoản vay, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có những giải pháp hỗ trợ cụ thể, giúp KH phục hồi kinh doanh cũng như có nguồn tiền để trả nợ ngân hàng. Việc này làm giảm tỷ lệ nợ xấu trong tổng cơ cấu dư nợ tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng của VCB Thanh Xuân.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ:

Biểu đồ 2.3 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tệ

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dư nợ tín dụng theo loại tiền tại VCB Thanh Xuân là nội tệ. Theo đó, số dư cho vay bằng nội tệ lần lượt là 5.514 tỷ đồng năm 2018, 6.089 tỷ đồng năm 2019 và 6.735 tỷ đồng năm 2020 tương ứng với tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng là 67%, 66% và 70%.

Cho vay theo ngoại tệ lần lượt đạt 2.716 tỷ đồng năm 2018, 3.137 tỷ đồng năm 2019 và 2.886 tỷ đồng năm 2020; tương ứng với tỷ trọng lần lượt là 33%, 34% và 30%.

Cho vay ngoại tệ vốn là thế mạnh của VCB do ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào. Việc cho vay ngoại tệ mang lại mức lợi nhuận cao hơn so với lợi nhuận cho vay bằng nội tệ do lãi suất chi trả cho khách hàng = 0%. Do vậy, việc tăng tỷ trọng

10,000 1,058 9,000 1,476 8,0001,235 2,501 7,000 2,030 1,646 6,000 2,020 5,000 1,646 1,661 4,000 988 923 1,347 3,000 2,000 2,716 3,137 2,694 1,000 - 2018 2019 2020

TMDVSXCBGiao thông XDNăng lượngKhác

cho vay bằng ngoại tệ trong tổng dư nợ tín dụng tại đơn vị là một giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Mặc dù trong giai đoạn 2018 – 2019, VCB Thanh Xuân nỗ lực nâng cao tỷ trọng dư nợ cho vay theo ngoại tệ từ 33% lên 34%, tuy nhiên tỷ trọng này đã giảm xuống còn 30% trong năm 2020, nguyên nhân một phần là do năm 2020, việc cách ly và không tiếp nhận người nước ngoài vào Việt Nam do dịch bệnh đã khiến cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI phải ngừng hoạt động, không phát sinh nhu cầu giải ngân vay vốn.

Trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nền kinh tế đi vào hoạt động bình thường, VCB Thanh Xuân cần tiếp tục nỗ lực để cải thiện tỷ trọng cho vay bằng nguồn ngoại tệ để tăng lợi nhuận thu về cũng như nâng cao chất lượng tín dụng tại đơn vị.

Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề, lĩnh vực:

Biểu đồ 2.4 – Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề, lĩnh vực

Có thể thấy, VCB Thanh Xuân cấp tín dụng cho các khách hàng trải đều trên các lĩnh vực chính như thương mại dịch vụ, sản xuất chế biến, giao thông xây dựng, năng lượng…Trong đó tập trung chính vào lĩnh vực Thương mại dịch vụ và năng

lượng. Đây đều là các lĩnh vực ưu tiên phát triển theo định hướng của trụ sở chính VCB và của Ban lãnh đạo VCB Thanh Xuân do ít rủi ro, phù hợp với định hướng chỉ đạo của Chính phủ.

Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ trọng dư nợ tín dụng của 2 nhóm ngành là giao thông xây dựng và năng lượng tăng cao hơn các năm trước đó do Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh đầu tư công, phát triển hạ tầng và năng lượng làm tiền đề để sau khi dịch bệnh Covid kết thúc kinh tế sẽ có những sự phục hồi mạnh mẽ.

Việc nguồn tín dụng phân bổ đều trên nhiều nhóm ngành giúp VCB Thanh Xuân chia sẻ rủi ro, tránh việc tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực ngành nghề. Nếu lĩnh vực ngành nghề đó chịu tác động khách quan dẫn tới các doanh nghiệp trong ngành không thể hoạt động sản xuất kinh doanh, sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng, khoản vay chuyển sang nợ xấu, tác động trực tiếp tới chất lượng tín dụng. Ví dụ như ngành du lịch trong giai đoạn dịch Covid vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp đều phải ngừng hoạt động, các khoản vay tại các ngân hàng đều chuyển thành quá hạn hoặc phải thực hiện tái cơ cấu.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ:

Bảng 2.6 – Cơ cấu dư nợ tín dụng theo nhóm nợ

Đơn vị: tỷ đồng,% Chỉ tiêu 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Tổng dư nợ tín dụng 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Theo nhóm nợ 8,230 9,226 9,621 996 12% 395 4% Nhóm 1 7,766 8,807 9,067 1,041 13% 260 3% Nhóm 2 290 273 418 (17) -6% 144 53% Nhóm 3 115 93 90 (22) -19% (3) -3% Nhóm 4 59 53 46 (7) -11% (6) -12% Nhóm 5 - - - - -

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Dư nợ tại VCB Thanh Xuân chủ yếu là nợ nhóm 1, chiếm tỷ trọng > 94% trong tổng dư nợ. Nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng <4% trong tổng dư nợ tín dụng tại đơn vị. Nợ

nhóm 2 có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018 – 2019, tuy nhiên tăng trở lại vào năm 2020 với mức tăng 144 tỷ đồng so với năm 2019. Nguyên nhân ở đây là do trong năm 2020, nhiều doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp của đại dịch Covid, hoạt động kinh doanh cầm chừng, nguồn thu về doanh nghiệp thực hiện chi trả cho giá vốn/nguyên liệu đầu vào, trả lương nhân công sau đó mới trả nợ cho ngân hàng. Thường nguồn tiền còn lại để trả cho ngân hàng thiếu hụt hoặc bị chậm. Điều này cũng là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua.

Chính phủ và VCB trụ sở chính liên tục ban hành các chỉ thị, hướng dẫn để chỉ đạo các Chi nhánh thực hiện giãn nợ cho khách hàng nhằm hỗ trợ cho khách hàng phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, nhìn nhận thực tế, dịch bệnh Covid có thể được kiểm soát nhưng vẫn tác động tới nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng trong thời gian dài tới đây. Do vậy, dự báo trong thời gian tới đây các khoản nợ quá hạn nợ xấu có thể sẽ tiếp tục tăng nếu VCB Thanh Xuân không có những giải pháp kiểm soát chặt chẽ và linh hoạt từ bây giờ.

2.2.3. Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu hồi nợ

Bảng 2.7 – Vòng quay vốn tín dụng và hệ số thu hồi nợ

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 1. Tổng Dư nợ tín dụng tỷ đồng 8,230 9,226 9,621 2. Doanh số thu nợ tỷ đồng 6,173 7,565 7,120 3. Dư nợ bình quân tỷ đồng 3,610 4,373 4,045 4. Vòng quay vốn tín dụng (=2/3) Vòng 1.71 1.73 1.76 5. Hệ số thu nợ (=2/1) lần 0.75 0.82 0.74

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Vòng quay vốn cho vay càng cao chứng tỏ về khả năng ngân hàng luân chuyển vốn tốt, hiệu quả sử dụng vốn tốt và lãi thu được từ vốn vay cũng cao hơn. Khả năng quay vòng vốn nhanh giúp ngân hàng nhanh chóng giải quyết nhu cầu về vốn vay cho

các doanh nghiệp, và nhanh chóng có vốn để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác. Đây là chỉ tiêu quan trọng của ngân hàng trong việc xem xét chất lượng tín dụng.

Qua số liệu trên ta thấy, Vòng quay vốn tín dụng tại VCB Thanh Xuân có xu hướng tăng qua các năm, từ 1.71 vòng năm 2018 lên 1.76 vòng năm 2020. Số liệu này phản ánh VCB Thanh Xuân đã kiểm soát tốt công tác thu hồi nợ đồng thời công tác giải ngân mới cho các khách hàng mới cũng được diễn ra liên tục. Việc tối ưu hóa nguồn vốn để cho vay, thu hồi diễn ra đồng bộ liên tục như này giúp nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời tối đa hóa lợi nhuận cho đơn vị.

Hệ số thu hồi nợ của VCB Thanh Xuân có sự biến động. Theo đó năm 2019 hệ số thu nợ tăng cao do trong năm đó, đơn vị thực hiện thu hồi một số khoản vay dài hạn trước hạn, đây cũng là các khoản nợ xấu phát sinh trong quá khứ của đơn vị. Đến năm 2020, hệ số thu nợ giảm xuống còn 0.74 lần, nguyên nhà là do VCB thực hiện giãn nợ cho một số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, tác động tới hệ số thu nợ của đơn vị.

2.2.4. Nợ xấu và dự phòng rủi ro

Nợ xấu

Bảng 2.8 – Nợ xấu tại VCB Thanh Xuân giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 Tổng dư nợ tín dụng Tỷ đồng 8,230 9,226 9,621 Nợ quá hạn (N2) Tỷ đồng 290 273 418 Nợ xấu (N3-N5) Tỷ đồng 174 146 137 Tỷ lệ nợ quá hạn % 3.52% 2.96% 4.34% Tỷ lệ nợ xấu % 2.12% 1.58% 1.42%

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của VCB Thanh Xuân ở mức thấp và đang có xu hướng giảm dần, do trong giai đoạn 2018 – 2019, đơn vị đã tích cực làm việc với khách hàng có nợ xấu để hỗ trợ các biện pháp tháo gỡ và trong năm 2019 đã thu hồi được một phần nợ xấu này. Theo đó tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,12% năm 2018 xuống còn

1,42% năm 2020. Theo quy định, tỷ lệ nợ xấu phải ở mức dưới 3%. Như vậy có thể thấy, chất lượng tín dụng tại VCB Thanh Xuân là khá tốt, cơ cấu các nhóm nợ hợp lý, an toàn.

Mặc dù vậy, tỷ lệ nợ quá hạn lại có xu hướng tăng mạnh vào năm 2020. Nguyên nhân phần lớn đến từ việc các doanh nghiệp gặp khó khăn trong đại dịch Covid, hầu hết chỉ duy trì hoạt động kinh doanh cầm chừng, có những doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh, dẫn tới việc chậm trả nợ vay ngân hàng khiến cho nợ quá hạn tăng lên. Đây là nguyên nhân khách quan, sẽ được cải thiện trong thời gian tới khi Chính phủ ban hành ra các gói kích cầu, hỗ trợ phục hồi kinh tế sản xuất. Do vậy, trước mắt tỷ lệ nợ quá hạn chưa ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả công tác cho vay của Chi nhánh.

Dự phòng rủi ro

Việc trích lập dự phòng rủi ro là rất quan trọng và cần thiết đối với hoạt động ngân hàng nói chung và đối với Vietcombank Thanh Xuân nói riêng. Do đó trong các năm qua Chi nhánh luôn nỗ lực để hạn chế rủi ro tín dụng đồng thời chấp hành đầy đủ quy định của NHNN về việc trích lập dự phòng rủi ro. Chi tiết việc trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ xấu tại Chi nhánh cụ thể như sau:

Bảng 2.9 - Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng VCB Thanh Xuân

Chỉ tiêu Đơn vị 2018 2019 2020 1. Dư nợ xấu Tỷ đồng 174 146 137 Tỷ lệ nợ xấu % 2.1% 1.6% 1.4% 2. Dự phòng rủi ro tín dụng Tỷ đồng 184 171 168 - Dự phòng chung Tỷ đồng 62 69 72 - Dự phòng cụ thể Tỷ đồng 122 102 96 3. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (=2/1) % 105% 117% 123%

(Nguồn: Báo cáo quản trị nội bộ năm 2018 – 2020 của VCB Thanh Xuân)

Từ số liệu có thể thấy, VCB Thanh Xuân thực hiện rất nghiêm túc trong việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Dự phòng chung tăng đều qua các năm tương

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w