Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 73 - 74)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Kết quả đạt được

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động của VCB Thanh Xuân đã tăng trưởng bền

vững qua các năm, là đòn bẩy vững vàng để đáp ứng tốt nhu cầu phát triển cho vay, đảm bảo cho hoạt động cho vay phát triển bền vững và ổn định. Từ đó đảm bảo yêu cầu hệ số khả năng thanh khoản của Chi nhánh trong những giai đoạn thị trường có nhiều biến động khó lường, hoặc khi thanh khoản Ngân hàng có dấu hiệu sụt giảm, HSC yêu cầu gia tăng nguồn vốn huy động. Qua đó đảm bảo cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh thông suốt, có cơ sở để mở rộng quy mô dư nợ an toàn và bền vững, từ đó nâng cao chất lượng cho vay trong thời gian tới.

Thứ hai: Cơ cấu các khoản vay của Chi nhánh tương đối an toàn và phù hợp

trong tình hình của nền kinh tế hiện nay. Tỷ trọng các khoản vay ngắn hạn trong giai đoạn 2018 – 2020 chiếm tỷ lệ trên 50%. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình cũng có xu hướng tăng qua các năm. Đây là nhóm khách hàng kinh doanh hiệu quả, do đó chất lượng cho vay của Chi nhánh cũng từng bước được nâng cao.

Thứ ba: Tỷ lệ các nhóm nợ của VCB Thanh Xuân qua các năm không có sự

biến động lớn, luôn duy trì ở mức hợp lý và an toàn, với tỷ lệ nợ nhóm 1 luôn chiếm từ 94% dư nợ trở lên. Tỷ lệ nợ xấu được khống chế ở ngưỡng dưới 1.5% và có xu hướng giảm dần qua các năm, cho thấy sự nỗ lực của Chi nhánh trong công tác thu hồi nợ và hạn chế rủi ro mất vốn. Đây là mức khá an toàn so với mặt bằng chung của hệ thống ngân hàng thương mại và theo yêu cầu của Vietcombank.

Thứ tư: Quy mô dư nợ ngày càng của chi nhánh ngày càng được mở rộng, tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay và doanh số thu nợ hàng năm đều đạt mức kỳ vọng. Nhờ đó cùng với huy động vốn, nghiệp vụ cho vay luôn giữ vai trò trọng tâm và chủ đạo trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

Thứ năm: Vòng quay vốn tín dụng của VCB Thanh Xuân cũng có xu hướng

tăng qua các năm,, ở mức từ 1,8 vòng/năm trở lên, cho thấy công tác thu nợ, cũng như công tác quản lý vốn vay của Chi nhánh là khá tốt. Đảm bảo an toàn đồng vốn

của Ngân hàng và của khách hàng gửi tiền, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh và góp phần nâng cao chất lượng cho vay.

Thứ sáu: Nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, các

sản phẩm cho vay của VCB nói chung cũng ngày càng được đa dạng và phát triển hơn, đây cũng chính là chìa khoá giúp Chi nhánh nâng cao được sức cạnh tranh của mình. Đồng thời, vào hàng tháng, hàng quý, Chi nhánh luôn tổ chức các buổi đào tại cán bộ, các buổi hội thảo giúp nhân viên được bồi dưỡng nghiệp vụ, nhờ vậy, nguồn nhân lực của chi nhánh đang dần được nâng cao và cải thiện.

Thứ bảy: Với chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ khách hàng luôn được

chú trọng, Vietcombank nói chung và Vietcombank Thanh Xuân nói riêng đã có được ấn tượng tốt từ khách hàng. Nhờ vậy, việc duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng của Chi nhánh trở nên dễ dàng và tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng.

- Thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng luôn luôn lịch thiệp, niềm nở, tận tình với khách hàng.

- Nhờ các ứng dụng công nghệ hiện đại, Ngân hàng đã rút ngắn được thời gian giao dịch đồng thời các giao dịch viên có chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao.

- Trong công việc, Chi nhánh đã thực hiện chuyên môn hoá giúp quá trình giải quyết hồ sơ được nhanh chóng hồ sơ khách hàng và kịp thời đáp ứng được nhu cầu về vốn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w