6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (tên giao dịch là Vietcombank) – xuất phát là Cục Ngoại hối thuộc Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/4/1963. Hiện nay, Vietcombank đã có mạng lưới hoạt động rộng khắp trong nước và quốc tế, có quy mô nguồn vốn, tín dụng, chiếm thị phần lớn nhất về thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ; cung cấp các dịch vụ ngân hàng đa dạng, hiện đại trên cở sở hệ thống công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao và được quản trị điều hành theo chuẩn mực quốc tế.
Năm 2019, Vietcombank gặt hái được những kết quả hết sức quan trọng, ghi nhận những mốc mới trong lịch sử phát triển của mình khi khẳng định vị trí dẫn đầu với quy mô lợi nhuận trên 18.500 tỷ đồng, lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và quy mô Tổng tài sản trên 1,2 triệu tỷ đồng, chiếm 1/5 GDP của cả nước, tổng huy động vốn đạt xấp xỉ 1.000.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt trên 790.000 tỷ đồng, chất lượng tín dụng tốt nhất trong các tổ chức tín dụng lớn với tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức dưới 1%.
Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Thanh Xuân được thành lập theo Quyết định số 198/QĐ-NHNT.TCCB-ĐT ngày 20/03/2010 của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch số 6, tại địa chỉ 450 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội với quy mô 5 Phòng Giao dịch, số lượng CBNV trên 200 người.
43
Bảng 2.1 - Mô hình tổ chức của VCB Thanh Xuân
- Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc phụ trách chung và 3 Phó Giám đốc phụ trách các mảng hoạt động riêng.
- Phòng Khách hàng Doanh nghiệp: Quản lý các KHDN Lớn, KHDN Vừa và nhỏ.
- Phòng Khách hàng bán lẻ: quản lý Khách hàng cá nhân, hộ gia đình và Khách hàng thẻ tín dụng, POS.
- Phòng Dịch vụ khách hàng: là phòng thực hiện giao dịch với khách hàng tại quầy, giải quyết nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ tài khoản, sản phẩm thẻ, chi trả kiều hối, giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế và các sản phẩm huy động vốn khác của chi nhánh.
- Phòng Quản lý nợ: là bộ phận hỗ trợ tác nghiệp giải ngân, lưu hồ sơ tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn, bảo lãnh, tài trợ thương mại.
- Phòng Kế toán: Ngoài chức năng nhiệm vụ liên quan đến tài chính kế toán, còn phụ trách tổng hợp số liệu về tất cả các mảng hoạt động của chi nhánh, phụ trách quản lý ngoại hối…
- Phòng Hành chính nhân sự: là phòng tổ chức nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo tại chi nhánh, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh. Phòng thực hiện công việc tổ chức và đào tạo cán bộ, đồng thời thực hiện chức năng tham mưu cho giá đốc trong việc tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, phát triển nguồn nhân lực.
- Phòng Ngân quỹ: Thực hiện chức năng thu chi tiền mặt với số lượng lớn, quản lý kho tiền.
- Các Phòng giao dịch Văn Quán, Lai Xá, Phương Mai, Trung Hòa: Các phòng giao dịch thực hiện chức năng chính: huy động tiền gửi, cho vay, giao dịch chuyển tiền trong nước và quốc tế… Các phòng giao dịch không những chịu trách nhiệm đẩy mạnh phát triển các nghiệp vụ huy động vốn nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, mà còn góp phần mở rộng mức độ phủ sóng, nâng cao uy tín, hình ảnh của Chi nhánh.