Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 75 - 80)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Những tồn tại mà Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Vietcombank – Chi nhánh Thanh Xuân gặp phải do những nguyên nhân khách quan sau đây:

Thứ nhất: Nền kinh tế trong những năm gần đây chịu nhiều tác động tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp tới triển vọng tăng trưởng kinh tế. Năm 2020 - 2021, thế giới và Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của đại dịch Covid, tạo ra những thách thức khó khăn chưa từng có trong tiền lệ. Riêng Việt Nam, năm 2020 cũng là năm xảy ra nhiều thiên tai, bão lũ ở khu vực Miền Trung. Những nguyên nhân này làm cho tình hình kinh tế, chính trị xã hội gặp nhiều biến động. Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể tăng hơn 22% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai: Tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu gia tăng đang tạo sức ép cho Chính

phủ và hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong việc tăng trưởng dư nợ tín dụng và chất lượng tín dụng.

Thứ ba: Hệ thống văn bản pháp luật và cơ chế chính sách hỗ trợ hoạt động

cho vay của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước còn chưa đồng bộ, thiếu những hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn cho các bộ phận liên quan trong việc triển khai và thực hiện công tác cho vay. Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN về việc hỗ trợ miễn giảm lãi suất cho các KH vay vốn, thực tế số lượng các KH gặp khó khăn vì dịch bệnh là rất lớn, việc xem xét thẩm định để hỗ trợ đúng đối tượng cần được hỗ trợ để tránh tình trạng trục lợi từ chính sách lại một lần nữa tạo thêm gánh nặng cho ngân hàng do người có nhu cầu được hỗ trợ thì nhiều nhưng không phải ai cũng đủ tiêu chuẩn được hỗ trợ lãi suất theo quy định.. Cần có sự hướng dẫn cụ thể hơn từ phía Chính phủ và NHNN.

Thứ tư: Sự cạnh tranh rất lớn từ các NHTM, các TCTD nước ngoài, các công ty Fintech, tạo ra sức ép lớn tới công tác phát triển khách hàng, phát triển tín dụng. Đồng thời việc này còn làm cho chi nhánh suy giảm lợi nhuận do phải hạ lãi suất cho vay để giữ chân khách hàng cũng như phát triển khách hàng mới.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, nội tại VCB Thanh Xuân còn tồn tại những nguyên nhân chủ quan cần được khắc phục như sau:

Thứ nhất, Nguồn lực phục vụ cho công tác tín dụng của Chi nhánh vẫn còn

hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Điều này đã có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như tốc độ phát triển của hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Hiện tại do số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên một số cán bộ vẫn phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng lúc. Việc này đã khiến cho tốc độ giải quyết công việc bị hạn chế, ngoài ra còn dễ xảy ra tình trạng sai sót trong quá trình giải quyết thủ tục vay vốn. Bên cạnh đó, năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ tín dụng vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn yêu cầu công việc. Đội ngũ cán bộ tín dụng tại Chi nhánh hiện nay đang trong giai đoạn trẻ hóa, mặc dù nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm cộng với khả năng nắm bắt các nghiệp vụ còn hạn chế đã làm cho việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng trong việc lập hồ sơ vay vốn, việc quản lý nợ vay, tài sản thế chấp,... gặp nhiều khó khăn, dễ phát sinh rủi ro cho Ngân hàng, khách hàng phải mất nhiều thời gian cho việc bổ sung hồ sơ làm ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của khách hàng.

Thứ hai, Chi nhánh còn tập trung vào việc chăm sóc, duy trì dư nợ các

khách hàng hiện hữu mà chưa quan tâm đúng mức vào công tác phát triển các khách hàng mới có khả năng đem lại thu nhập tốt hơn. Trong khi đó, các khách hàng hiện hữu của Chi nhánh thường chịu sự cạnh tranh hết sức gay gắt, do đó đòi hỏi Chi nhánh phải có những chính sách cho vay đặc thù, giảm lãi suất… nhằm giữ chân khách hàng, qua đó khiến cho thu nhập từ những khách hàng này không cao, thậm chí còn thấp hơn rất nhiều so với các khách hàng mới, làm giảm hiệu quả trong công tác cho vay của Chi nhánh.

Thứ ba: Một số sản phẩm dịch vụ của ngân hàng chưa có tính cạnh tranh với

các sản phẩm cùng loại trên thị trường, cả về lãi suất tiền gửi, tiền vay và các loại phí. Do Vietcombank chủ trương định vị các sản phẩm dịch vụ của mình tương đối cao, mục tiêu tăng chất lượng dịch vụ chứ không giảm giá thành.

Thứ tư: Công tác kiểm tra sau khi cho vay, cảnh báo nợ sớm, theo dõi các

khoản cho vay có dấu hiệu quá hạn chưa thực sự được đề cao. Việc chấm điểm, theo dõi thông tin cập nhật lên hệ thống cảnh báo nợ sớm còn mang tính chất hình thức. Dẫn tới việc khi khoản vay quá hạn, hoặc chuyển sang nợ xấu mới được phát hiện và

xử lý. Công tác xử lý nợ tại đơn vị cũng còn nhiều bất cập do số lượng cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ xử lý nợ như tố tụng, xử lý TSBĐ còn thiếu và yếu.

TÓM TẮT CHƯƠNG II

Như vậy, từ cơ sở lý luận về chất lượng hoạt động tín dụng NHTM của Chương I, ở chương II tác giả đã phân tích một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Thanh Xuân. Tác giả cũng đã phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân thông qua một số tiêu chí đánh giá cụ thể: quy mô vốn tín dụng, cơ cấu nguồn vốn tín dụng, vòng quay vốn tín dụng, hệ số thu hồi nợ, thu nhập từ hoạt động tín dụng, hệ số an toàn vốn tối thiểu….

Từ đó, tác giả chỉ ra những kết quả đạt được của VCB Thanh Xuân trong công tác nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng; các nhân tố, nguyên nhân chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng làm tiền đề để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại VCB Thanh Xuân.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w