Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 81 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của

Vietcombank Thanh Xuân

- Công tác phát triển tín dụng mới cần được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất, theo sát nhu cầu của doanh nghiệp. Ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực ngành nghề có mức tác động của đại dịch Covid-19 thấp như công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

- Ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu để hỗ trợ phục hồi sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo hiệu ứng phục hồi kinh tế theo định hướng của Chính phủ, NHNN và VCB Trụ sở chính.

- Đối với các khách hàng hiện hữu, theo dõi và đánh giá mức độ tác động của đại dịch tới chuỗi cung ứng, tới hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai, đề xuất các giải pháp ứng phó kịp thời nếu khách hàng gặp khó khăn trong nguồn tiền thanh toán nợ vay ngân hàng. Đồng thời hỗ trợ khách hàng thực hiện giãn nợ, giảm lãi suất theo đúng yêu cầu, đúng đối tượng.

- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro đối với các khoản vay hiện tại tại Chi nhánh. Thực hiện nghiêm túc công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng, cảnh báo nợ sớm, trích lập dự phòng rủi ro. Giám sát việc tuân thủ quy trình, quy định tín dụng.

- Xử lý dứt điểm, chủ động thu hồi các khoản nợ xấu, khách hàng không có khả năng duy trì kinh doanh và hoàn trả khoản vay.

- Đẩy mạnh tăng thu nhập từ các loại phí, như: thanh toán quốc tế, thanh toán trong nước, quản lý tiền mặt, phát hành bảo lãnh, mua bán ngoại tệ và các loại phí khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w