Đối với NHNN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 87 - 89)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Đối với NHNN

Thứ nhất: Tiếp tục áp dụng chính sách cơ cấu đối với các khách hàng chịu ảnh hưởng bởi Covid

Mặc dù NHNN đã ban hành Thông tư số 14/2021/TT-NHNH về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm phí, giữ nguyên nhóm nợ hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-NHNN. Tuy nhiên, nhận định tình hình dịch bệnh còn tiếp tục kéo dài, các doanh nghiệp và người dân còn tiếp tục gặp khó khăn khi khôi phục sản xuất kinh doanh. Do vậy, đề nghị NHNN tiếp tục gia hạn chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ để giảm bớt áp lực đối với các NHTM khi tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bới Covid đang ngày một tăng lên.

Thứ hai: Ban hành cơ chế để các NHTM cho vay doanh nghiệp và người dân được dễ dàng hơn

Tất cả những khoản nợ mà doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 đã được cơ cấu nợ, đang được các TCTD cho vay là nợ dưới chuẩn. Do đó, việc xem xét

cho vay mới là khó khăn với các TCTD. Trong điều kiện chuẩn cho vay không hạ, các TCTD đang cho các doanh nghiệp vay vốn giữa bối cảnh hết sức đặc biệt khi doanh thu của doanh nghiệp giảm, chưa biết lãi hay lỗ, tài sản bảo đảm thiếu... Vì vậy, NHNN cần ban hành cơ chế đặc biệt để các TCTD xem xét hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận nguồn vốn phục hồi sản xuất kinh doanh.

Đồng thời NHNN cũng cần ban hành định hướng lĩnh vực ngành nghề ưu tiên tập trung cấp vốn sau đại dịch, hướng dẫn việc thẩm định, đánh giá tác động bởi Covid, về danh mục hồ sơ của những đối tượng này thống nhất cho các TCTD, tránh việc mỗi TCTD ban hành một hướng dẫn quy định riêng, gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp và người dân.

Thứ ba: Điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt, thích ứng

NHNN cần bám sát tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, tình hình dịch Covid-19 trong nước và quốc tế để triển khai các giải pháp góp phần kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra của Quốc hội, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo môi trường vĩ mô ổn định, tạo nền tảng cơ bản để TCTD giảm mặt bằng lãi suất thị trường

Thứ tư: Nâng cao chất lượng của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC)

Trung Tâm thông tin tín dụng (CIC) là nơi cung cấp thông tin chính thức cho các ngân hàng thương mại. Việc để CIC trở thành nơi tin cậy cung cấp những thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời cho các NHTM nhằm phục vụ công tác phòng ngừa, quản lý rủi ro tín dụng cần thực hiện những biện pháp sau:

- Hiện đại hóa và hoàn thiện quy trình xử lý thông tin liên tục từ khâu thu thập lựa chọn, phân tích; xử lý và dự đoán thông tin để kịp thời cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, chất lượng hiệu quả.

- NHNN cần có yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các TCTD phải là thành viên của trung tâm CIC và phải tham gia trong việc cung cấp, cập nhật thông tin, số liệu về khách hàng. Có biện pháp chế tài, xử lý nghiêm minh đối với ngân hàng nào cố tình che dấu thông tin về khách hàng của mình khi có sự cố rủi ro tín dụng xảy ra.

- CIC cần mở rộng mạng lưới thông tin, có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng có liên quan như: Chi Cục Thuế, Chi Cục Thống Kê, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư... qua nối mạng trực tiếp. Từ những thông tin thu thập được, bộ phận CIC phải có nhiệm vụ sàng lọc thông tin, thường xuyên hoàn thiện cập nhật các số liệu về kinh tế, tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp cho các NHTM.

Thứ năm: Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN

Để đảm bảo các TCTD thực thi đúng các chỉ đạo trong việc điều hành chung của NHNN, tránh tiêu cực trong việc triển khai hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh tế, công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN cần có những biện pháp:

- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp người dân phục hồi sản xuất; tránh để xảy ra tình trạng việc thực thi chỉ diễn ra ở một số TCTD;

- Thường xuyên theo dõi ghi nhận những vướng mắc của TCTD, doanh nghiệp trong việc cung ứng và tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phục hồi kinh tế;

- Kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ tăng trưởng tín dụng tại các TCTD, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu trong giới hạn;

- Nâng cao hiệu lực các kiến nghị, biện pháp của Thanh tra, tránh tình trạng có nhiều kiến nghị của Thanh tra nhưng không có chế tài buộc các NHTM thực hiện.

- Cần phải liên tục đào tạo đội ngũ Thanh tra có kiến thức, chuyên môn giỏi, đạo đức tốt và được trang bị hệ thống làm việc hiện đại với chế độ đãi ngộ tương xứng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w