Ban hành chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 83)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Ban hành chính sách tín dụng linh hoạt, thích ứng

Thứ nhất: thiết lập chính sách lãi suất, phí linh hoạt, hợp lý

Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế, đồng thời đối phó với tác động tiêu cực của dịch COVID-19, thực hiện chỉ đạo của NHNN, VCB Thanh Xuân đã chủ động, liên tục giảm các mức lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, việc này sẽ tác động không nhỏ tới lợi nhuận của Chi nhánh. Do vậy, có thể xem xét gia tăng nguồn thu từ các dịch vụ khác như quản lý tài khoản, thu phí bảo lãnh, chiết khấu…ở mức hợp lý để tối ưu hóa lợi nhuận từ khách hàng.

Thứ hai: Xây dựng cơ cấu cho vay hợp lý

Trong bối cảnh hiện nay, VCB Thanh Xuân nên xem xét tăng tỷ trọng cho vay các khoản vay trung dài hạn vào các lĩnh vực cốt lõi như giao thông, hạ tầng, xây dựng cơ bản. Với nhu cầu vay vốn trung dài hạn, mức lãi suất cho vay cao hơn, giúp nâng cao chất lượng tín dụng và tăng trưởng quy mô. Lãi suất ngắn hạn đang chịu điều chỉnh từ chính sách điều hành tiền tệ nới lỏng với mức lãi suất thấp, không đảm bảo được lợi nhuận cho đơn vị.

Đồng thời việc cho vay các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, FDI bằng nguồn ngoại tệ cũng cần được đẩy mạnh. Việc này vừa giúp các doanh nghiệp phục hồi sản xuất, chuỗi cung ứng không bị đứt gãy; vừa giúp cho ngân hàng thu được lợi nhuận tốt vì lãi suất đầu vào phải trả cho nguồn vốn huy động ngoại tệ = 0%.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thanh Xuân (Vietcombank Thanh Xuân). (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w