Kiểm tra, đánh giá công tác ĐTBD CCVC là quá trình xem xét thực tiễn để thực hiện các nhiệm vụ đánh giá thực trạng ĐTBD, khuyến khích những nhân tố tích cực, phát hiện những sai lệch và đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp các đối tượng hoàn thành nhiệm vụ bồi dưỡng đề ra và góp phần nâng cao năng lực cho CCVC tới một trình độ cao hơn.
“Đây là giai đoạn cuối cùng của công tác ĐTBD CCVC. Kết quả đánh giá cho chúng ta biết mục tiêu ĐTBD đã đạt được ở mức độ nào để có những điều chỉnh cần thiết, phù hợp. Đối với ĐTBD, đánh giá được hiểu như là quá trình thu
thập và xử lý thông tin về quá trình ĐTBD, nhằm xác định mức độ đạt được các mục tiêu, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định phù hợp cho công tác ĐTBD CCVC” (Nguyễn Ngọc Vân, 2007).
Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình ĐTBD CCVC, nó có vai trò giúp cho chủ thể quản lý “biết được mọi người thực hiện các nhiệm vụ ở mức tốt, vừa, xấu như thế nào, đồng thời cũng biết được những quyết định bồi dưỡng ban hành có phù hợp với thực tế hay không, trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động ĐTBD để nâng cao hiệu quả, giúp đỡ hay thúc đẩy các cá nhân, tập thể đạt được các mục tiêu ĐTBD đã đề ra. Như vậy, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách ĐTBD cho cán bộ thể hiện rõ vai trò cung cấp thông tin và trợ giúp các cá nhân và đơn vị trong quận/huyện hoàn thành nhiệm vụ ĐTBD theo mục tiêu kế hoạch đã xác định” (Nguyễn Ngọc Vân, 2007).
Với những vai trò đặc biệt như vậy, kiểm tra không chỉ đơn thuần là công việc cuối cùng trong một quá trình ĐTBD mà còn là tiền đề cho việc xây dựng chính sách của quá trình ĐTBD tiếp theo. Kiểm tra cần thực hiện các nội dung sau:
“Xác định chuẩn đạt được của kết quả ĐTBD của CCVC về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kỹ năng đat được; so sánh sự phù hợp của việc thực hiện với yêu cầu công việc. Đánh giá phải đảm bảo tính khách quan ,đánh giá đầu vào, đánh giá ngay sau khi kết thúc hoạt động ĐTBD và đánh giá tác động của hoạt động ĐTBD trong triển khai nhiệm vụ tại địa phương sau khi được ĐTBD... Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của ĐTBD nói chung và của từng cá nhân tham gia ĐTBD nói riêng” (Nguyễn Văn Y, 2008).
Điều chỉnh: Bao gồm; tư vấn, uốn nắn, sửa chữa; thúc đẩy ĐTBD ,phát huy thành tích tốt; hoặc xử lý. Theo dõi, đốn đốc tiến trình thực hiện kế hoạch. Có các biện pháp điều chỉnh nhằm đạt kết quả cao so với mục tiêu đề ra.
Một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả ĐTBD cho CCVC là đánh giá mức độ đáp ứng với thực tiễn sau ĐTBD. ĐTBD cho CCVC đòi hỏi phải xác định rõ kiến thức, kỹ năng người học cần đạt được sau khi kết thúc khoá học. Đó có thể là sự cập nhật thông tin, bổ sung tri thức mới, hiện đại, sự phát triển kỹ năng nghề
nghiệp hoặc nghiệp vụ công tác đáp ứng nhu cầu công việc, sự thay đổi về thái độ trách nhiệm đối với công việc và các vấn đề của cuộc sống.
Chỉ tiêu đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế:
- CBVC được sắp xếp đúng vị trí việc làm phù hợp chuyên ngành đào tạo và hoạt động ĐTBD đã được ấn định.
- ĐTBD đúng nhu cầu ĐTBD về nâng cao chuẩn, nâng cao kiến thức, kỹ năng, trình độ chuyên môn, kỹ năng. Thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng của CBVC được “bù lấp” sau khi tham gia ĐTBD.
- CCVC sau đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức đầy đủ, toàn diện hơn về quản lý kinh tế.
- Có kỹ năng xử lý chính xác, nhanh chóng sự vụ.
- Kết quả của việc đáp ứng công việc sau ĐTBD của CBVC có kết quả cao, rút gắn thời gian làm việc vẫn đảm bảo tiến độ, thực hiện công việc có hiệu quả hơn, sử lý tình huống nhanh chóng, am hiểu về chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng phân tích, phán đoán đươc nhanh nhạy hơn.