Thực trạng chủ thể, cơ sở vật chất, kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng CCVC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 62 - 72)

nghiệp đối với họ không giống như đối với sinh viên. Đối với đối tượng này chỉ nên định hướng nội dung học tập, nghiên cứu, nêu vấn đề, tình huống và hướng dẫn, gợi mở, đối thoại để rèn luyện phương pháp, kỹ năng giải quyết vấn đề, xử lý tình huống. Để việc học tập có kết quả, đạt chất lượng cao, sau mỗi bài học, cụm chuyên đề nên cho học viên đi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tập rút kinh nghiệm với thời gian thích hợp. Nội dung đi nghiên cứu, khảo sát thực tế phải sát với nội dung bài học, có giảng viên hướng dẫn; sau đợt nghiên cứu, thực tập học viên phải có bài thu hoạch” – Ý kiến của bà Đ.L.H, chuyên viên Phòng Quản lý kinh tế.

2.4.6. Thực trạng chủ thể, cơ sở vật chất, kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng CCVCquản lý kinh tế quản lý kinh tế

Bảng 2.10: Thực trạng chủ thể, cơ sở vật chất, kinh phí cho đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế

TT Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện Mức độ thực hiện X Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 1 Về chủ thể bồi dưỡng:

Chuyên gia có kinh nghiệm 7 12.7 18 32.7 14 25.5 16 29.1 2.44 4

Báo cáo viên 15 27.2 14 25.5 14 25.5 12 21.8 2.33 5

Lãnh đạo đơn vị 14 25.5 14 25.5 8 14.5 19 34.5 2.49 2

Lãnh đạo, cán bộ thuộc UBND

tỉnh, HĐND tỉnh 15 27.2 8 14.5 19 34.7 13 23.6 2.45 3

Cán bộ có kinh nghiệm, bề dày về bồi dưỡng công chức, viên chức

10 18.2 15 27.2 10 18.2 20 36.4 2.64 1

đào tạo, bồi dưỡng

Đảm bảo kinh phí cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng ,chế độ, chính sách, tiền biên soạn tài liệu, phụ cấp...

28 50.9 16 29.1 6 10.9 5 9.1 1.78 5

Cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ,phòng học, thiết bị, phương tiện phục vụ, nơi ở, chỗ ăn,...

12 21.8 14 25.5 19 34.5 10 18.2 2.67 1

Các chính sách khuyến khích,

khen thưởng 21 38.2 16 29.1 10 18.2 8 14.5 2.09 3

Tổ chức hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự, y tế, vệ sinh, môi trường…

20 36.4 10 18.2 12 21.8 13 23.6 2.33 2

Đảm bảo cơ sở vật chất phục vụ cho giảng viên và học viên trong quá trình dạy và học.

25 45.4 14 25.5 10 18.2 6 10.9 1.95 4

Ghi chú: X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Về chủ thể bồi dưỡng: Kết quả khảo sát cho thấy, thực trạng chủ thể thực

hiện ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế là: “Cán bộ có kinh nghiệm, bề dày về bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế; Lãnh đạo đơn vị”. Đây là thành phần hiển nhiên phụ trách tất cả các hoạt động trong bộ máy ĐTBD là người có bề dày kinh nghiệm, xử lý công vụ nên trong quá trình ĐTBD luôn có sự chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng, bồi đắp kiến thức, kĩ năng cho CCVC quản lý kinh tế.

Tuy nhiên, các chủ thể về: “Chuyên gia có kinh nghiệm; Báo cáo viên” ít tham gia ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế".

Qua tìm hiểu: “Thực hiệc hoạch định, thực thi chính sách ĐTBD đối với CCVC quản lý kinh tế được thực hiện đồng bộ, thống nhất.

Ban Tổ chức tỉnh ủy và Sở Nội vụ là hai cơ quan tham mưu chính cho Thành ủy và UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách ĐTBD cho CCVC nói chung và CCVC quản lý kinh tế hằng năm.

Ban Tổ chức Thành ủy và Phòng Nội vụ thành phố trên cơ sở kế hoạch của tỉnh, qua đó thống kê, lập danh sách số lượng CCVC quản lý kinh tế phù hợp để cử đi ĐTBD.

Sở Tài chính phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu về kinh phí ĐTBD.

UBND cấp cơ sở khảo sát, lập kế hoạch về nhu cầu và số lượng cán bộ đơn vị cần được ĐTBD” – Ý kiến trao đổi ông Đ.H.L, chuyên viên Phòng Quản lý kinh tế cho biết thêm.

Kết quả khảo sát cho thấy, chủ thể bồi dưỡng kiêm chức tham gia các khóa bồi dưỡng còn khá khiêm tốn, mặt khác không phải lực lượng kiêm chức nào cũng nắm vững kiến thức lý luận, nhiều khi việc báo cáo các chuyên đề chỉ mang tính chất thông báo một số vấn đề thực tiễn tại địa phương, bản thân một số giảng viên kiêm chức chưa nắm vững quá trình lên lớp, chưa có kỹ năng sư phạm, do đó chất lượng các chuyên đề báo cáo trong các chương trình bồi dưỡng còn chưa cao.

Căn cứ vào quy định pháp lý, Điều 28 quy định về phương pháp bồi dưỡng, bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên. Đối chiều với quy định trên, tại Thành phố Uông Bíchưa đáp ứng về chủ thể tham gia bồi dưỡng và năng lực, chuyên môn cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế.

Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận định ban đầu hiệu quả ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế chưa đáp ứng kỳ vọng. Thực tế, để chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng đạt được kỳ vọng thì cần có sự chủ thể tham gia bồi dưỡng từ chuyên gia đến báo cáo viên, giảng viên,.. và có bề dày về chuyên môn, nghiệp vụ đến kinh nghiệm, xử lý tình huống công việc.

Về tài chính, cơ sơ vật chất,...phục vụ cho ĐTBD:

Kết quả khảo sát cho thấy: Những điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu đáp ứng nhất là: Cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ,phòng học,

thiết bị, phương tiện phục vụ, nơi ở, chỗ ăn,... với X =2.67. Qua tìm hiểu thực tế, các lớp bồi dưỡng, đào tạo cho công chức lớp xã đều được phát và cung cấp các tài liệu, chương trình cần thiết. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng như các loại máy móc, thiết bị,...nhất là cơ sở hạ tầng tin học, thư viện, phòng đọc sách báo, tài liệu để phục vụ nghiên cứu khoa học...; phương tiện hỗ trợ giảng dạy: tăng âm, loa đài, micrô, máy chiếu, máy hắt, projekter; trang bị máy tính cho các khoa, phòng; khuyến khích hỗ trợ GV mua máy tính cá nhân phục vụ cho giảng dạy và học tập nhất là hệ thống Internet đã được đáp ứng tốt. Nội dung tiếp theo có trị TB=2.33 là nội dung: “Tổ chức hoạt động đảm bảo an ninh, trật tự, y tế, vệ sinh, môi trường…”

Mặc dù, chương trình, tài liệu dành cho ĐTBD được cấp phát đầy đủ cho GV, HV. Điều 17 quy định cụ thể về chương trình tài liệu bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng của từng khóa bồi dưỡng cụ thể như bồi dưỡng theo ngạch công chức, theo chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc trước khi bổ nhiệm lãnh đạo…Bên cạnh đó, Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CCVC, công chức giai đoạn 2006-2010 đã xác định nội dung bồi dưỡng CCVC nói chung và CCVC quản lý kinh tế nói riêng chủ yếu là trang bị kiến thức quy định theo tiêu chuẩn cho công chức chuyên trách, bao gồm: “trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các cơ quan QLNN về công tác ĐTBD đội ngũ CCVC quản lý kinh tế đã có những cố gắng nhất định trong việc cộng tác, phối hợp với Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia và các cơ quan liên quan xây dựng khung nội dung chương trình bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế và hướng dẫn sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Đây chính là cơ sở quan trọng để các trường chính trị, các Trung tâm ĐTBD Chính trị cấp tỉnh, thành phố có chức năng ĐTBD CCVC quản lý kinh tế dựa vào “khung” nội dung đã quy định để xây dựng những bộ giáo trình phục vụ công tác ĐTBD đội ngũ này. Việc quy định “khung” chương trình đã đem lại những kết quả bước đầu là góp phần làm chuyển biến chất lượng chương trình, giáo trình và qua đó, nâng cao hiệu quả ĐTBD CCVC quản lý kinh tế. Tuy vậy, việc quy định khung chương trình bồi dưỡng ĐTBD CCVC quản lý kinh tế mới chỉ là bước đầu góp

phần hạn chế sự tản mạn trong việc xây dựng chương trình và nội dung ĐTBD CCVC quản lý kinh tế, mà chưa giải quyết hết được những tồn tại về chương trình, giáo trình” – Ý kiến trao đổi của Đ.P.G, CC phòng Quản lý đô thị cho biết.

Thứ nhất, chương trình, giáo trình ĐTBD CCVC quản lý kinh tế hiện nay chưa được quy định thống nhất: bao gồm những loại chương trình nào, cơ quan nào chịu trách nhiệm biên soạn và khung nội dung biên soạn. Mặc dù, trên thực tế, việc biên soạn các chương trình ĐTBD CCVC quản lý kinh tế, đặc biệt là các chức danh chuyên môn vẫn được tiến hành, nhưng việc biên soạn các chương trình này đang thiếu sự chỉ đạo thống nhất, mạnh cơ quan nào, cơ quan ấy làm. Do đó, có hiện tượng, có những chức danh chuyên môn đã được ĐTBD tương đối cơ bản như chức danh kế toán – tài chính, xây dựng - địa chính, nhưng cũng có những chức danh đến nay vẫn chưa thống nhất chương trình.

Bên cạnh hiện tượng “thiếu” chương trình ĐTBD như đã nêu ở trên, lại có hiện tượng “thừa” chương trình. Hiện nay, đối với CCVC quản lý kinh tế, đặc biệt là các chức danh chủ chốt đang tồn tại hai, thậm chí ba chương trình ĐTBD: chương trình ĐT Trung cấp chính trị, Trung cấp hành chính và chương trình pha trộn giữa hai chương trình này cũng gọi là chương trình Trung cấp chính trị.

Thứ hai, về chất lượng chương trình, giáo trình, tài liệu ĐTBD. Điểm dễ nhận thấy nhất về chất lượng chương trình, giáo trình là sự trùng lặp về nội dung. Chỉ lấy riêng hai chương trình đào tạo trình độ trung cấp về chính trị và hành chính, nội dung trùng lặp đã chiếm tới 30 - 40%. Điều này đã làm cho CCVC quản lý kinh tế phải học đi học lại nhiều lần cùng một nội dung, dễ gây tâm lý nhàm chán không chỉ cho HV và GV mà còn làm mất thời gian và kinh phí. Thêm vào đó, nội dung chương trình quá dàn trải, nặng về lý thuyết, ít kiến thức thực tiễn và kỹ năng thực hành tác nghiệp dẫn đến sự khó khăn trong việc tiếp thu của học viên.

Trong những năm gần đây, sự cố gắng của các cơ sở bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế trong việc xây dựng chương trình, giáo trình đã phần nào khắc phục được những hạn chế trên. Tuy vậy, phải công nhận một thực tế là bên cạnh “cái được” về tính toàn diện của nội dung chương trình thì “độ sâu” của kiến thức còn có những hạn chế. Trước sự bó hẹp về thời gian quy định cho các loại chương trình, giáo

trình, trước “sức ép tâm lý” của nỗi sợ “thiếu, thừa về mặt nội dung và sự hạn chế về kỹ năng và phương pháp soạn thảo” đã cho ra đời không ít các chương trình, giáo trình thuộc loại “cái gì cũng có” nhưng “không có cái gì sâu”. Mặt khác, nội dung chương trình, giáo trình còn nhiều lý thuyết chung chung, ít thực tiễn và kỹ năng thực hành trong khi đó CCVC quản lý kinh tế rất cần những kiến thức thực tế, kiến thức ứng dụng phục vụ cho công tác của mình. Hầu như trong tất cả các chương trình, giáo trình, thậm chí trong từng chuyên đề của chương trình từ cách trình bày cho đến khâu lý giải, giải quyết vấn đề chỉ chú trọng tới “cái gì” trong khi cái mà CCVC quản lý kinh tế cần là giải quyết vấn đề đó như thế nào, kinh nghiệm thực tế được áp dụng ra sao thì ít được đề cập tới.

Bên cạnh đó, một số nội dung còn hạn chế như: “Các chính sách khuyến khích, khen thưởng”.

Thực tế, “việc xác định kinh phí đào tạo của Thành phố Uông Bí chủ yếu lấy từ nguồn ngân sách của tỉnh, ngân sách của thành phố, các dự án tài trợ nước ngoài, nguồn đóng góp của các tổ chức cử CCVC quản lý kinh tế đi học và bản thân người học. Trên cơ sở nguồn kinh phí đã được phân bổ hàng năm, Sở Nội vụ hướng dẫn các cơ quan đơn vị lập kế hoạch từ tháng 10 năm trước cho kế hoạch kinh phí của năm sau, sau đó Sở Nội vụ tổng hợp xây dựng phương án phân bổ kinh phí và cùng với Sở Tài chính thống nhất việc phân bổ và kế hoạch kinh phí của các ban, ngành, đoàn thể của thành phố và các xã, thị trấn. Vào đầu quý IV hàng năm có sự điều chỉnh và bổ sung đảm bảo kế hoạch được thực hiện, không để tồn đọng. Bên cạnh nguồn kinh phí được phân bổ hàng năm, các xã, thị trấn đã dành một khoản kinh phí đáng kể của địa phương mình cho đào tạo bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế, đồng thời cũng có sự đóng góp của cá nhân CCVC quản lý kinh tế được cử đi dự các khóa học chiếm tỷ lệ đáng kể, khoảng 10 - 15%. Đối với CCVC quản lý kinh tế tự túc tham gia các chương trình đào tạo chuyên môn nghiệp vụ như: học đại học, cao đẳng, trung cấp...mà không phải do cơ quan cử đi học, nguồn kinh phí đó là do cá nhân CCVC quản lý kinh tế đó tự chi trả” – Ý kiến của ông Đ.P.G, CQBL Phòng Quản lý kinh tế. Tuy nhiên, các địa phương cũng thành lập quỹ ưu đãi, khuyến khích nhân tài, đào tạo tài năng trẻ để hỗ trợ thêm kinh phí cho hoạt động khen

thưởng CCVC quản lý kinh tế có thành tích cao trong học tập và hỗ trợ kinh phí cho CCVC quản lý kinh tế giỏi đi đào tạo ở các bậc cao hơn.

2.4.7. Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế

Bảng 2.11: Thực trạng kiểm tra, đánh giá, sử dụng sau đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế TT Tiêu chí đánh giá Mức độ Thứ bậc Yếu Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL % 1 Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nói riêng.

17 30.9 16 29.1 6 10.9 16 29.1 2.38 2

2

Khả năng vận dụng kiến thức, kỹ năng, năng lực đã được đào tạo, bồi dưỡng vào thực tiễn công việc

25 45.5 18 32.7 12 21.8 0 0 1.80 4

3

Công chức, viên chức sau khi được cử đi đào tạo được sắp xếp bố trí với chuyên môn phù hợp đã được đào tạo

4

Thông tin về kết quả đào tạo, bồi dưỡng số lượng, chất lượng công chức, viên chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo chính quyền và cơ quan chủ quản.

10 18.2 3 5.5 14 25.5 28 50.8 3.09 1

Ghi chú: X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm

Các công việc kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế hiện nay đạt điểm trung bình đánh giá 1.80< X <3.09. Nội dung kiểm tra được CCVC, GV đánh giá cao nhất là “Thông tin về kết quả đào tạo, bồi dưỡng số lượng, chất lượng CCVC quản lý kinh tế tham gia đào tạo, bồi dưỡng đến lãnh đạo chính

quyền và cơ quan chủ quản” có điểm trung bình X = 3.09. Nội dung thứ 2 là “Phát hiện thực hiện những điểm tốt và những điểm còn tồn tại của đào tạo, bồi dưỡng nói chung và của từng cá nhân tham gia đào tạo, bồi dưỡng nói riêng” có điểm trung bình X = 2.83. Thực tế cho thấy, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời gian qua, việc kiểm tra, đánh giá kết quả ĐTB được diễn ra bằng hình thức thi tự luận, lồng ghép các hình thức thi khác như vấn đáp, trắc nghiệm.

Đối chiều với quy định của Nghị định số: 101/2017/NĐ-CP, Nghị định về

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 62 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w