Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 94 - 109)

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành trung ương, công tác ĐTBD CCVC quản lý kinh tế, viên chức của Thành phố Uông Bí trong những năm qua đã có những kết quả khả quan. Chất lượng nguồn nhân lực của thành phố đã được nâng lên một bước. Tuy nhiên, để làm tốt hơn nữa công tác ĐTBD, đề nghị Bộ Nội vụ, các ban, ngành, các học viện trung ương quan tâm thực hiện tốt một số nội dung sau:

Về chương trình, tài liệu học tập, đề nghị các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ sớm ban hành chương trình, giáo trình mới. Khi thiết kế chương trình cần đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học. Nội dung chương trình phải đáp ứng việc học tập nâng cao trình độ cho CCVC quản lý kinh tế, viên chức trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế.

Về đội ngũ giảng viên, các cơ sở đào tạo cần tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới; tăng cường giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành trung ương về địa phương để học viên có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ.

Tiếp tục hỗ trợ thành phố về kinh phí, hỗ trợ các khoá ĐTBD theo các dự án của bộ, ngành, của các tổ chức quốc tế.

Về phía Thành phố ủy, UBND và các cơ quan, ban ngành chức năng của thành phố cần:

Cụ thể hóa chủ trương tăng cường ĐTBD nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC quản lý kinh tế trong thành phố bằng các cơ chế, chính sách, giải pháp cụ thể như tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở ĐTBD, tăng định mức hỗ trợ kinh phí trong việc thu hút nhân tài về thành phố công tác cũng như mức

kinh phí hỗ trợ CCVC quản lý kinh tế của thành phố đào tạo sau đại học, hỗ trợ sinh hoạt phí cho CCVC quản lý kinh tế tham gia các khóa ĐTBD nhằm động viên CCVC quản lý kinh tế tích cực tham gia và khi đã tham gia thì họ có thể yên tâm theo học, nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức trong các khóa ĐTBD.

Có giải pháp quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, bao gồm từ việc thu hút đến quy hoạch trong ĐTBD nâng cao trình độ cả về chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm hiện đại; chính sách hỗ trợ công tác phí, nhà ở công vụ. Khuyến khích việc thiết lập và mở rộng đội ngũ giảng viên kiêm chức. Ngoài việc trả thù lao thỏa đáng, cần có các biện pháp khen thưởng, tôn vinh kịp thời để họ tích cực tham gia ĐTBD.

Xây dựng cơ chế thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào công tác ĐTBD, phát triển nguồn nhân lực của thành phố, trong đó, chú trọng đến các cơ chế, chính sách ưu đãi về thủ tục đầu tư, ưu đãi trong việc giao mặt bằng đến các ưu đãi về thuế.

Sớm thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho CCVC quản lý kinh tế, viên chức trẻ có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết trong công việc giúp họ sớm ổn định cuộc sống.

KẾT LUẬN

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý luận về và thực trạng công tác ĐTBD CCVC quản lý kinh tế Thành phố Uông Bí có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Thứ nhất: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và làm rõ thực trạng hoạt động đào

tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí đáp ứng yêu cầu thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý kinh tế của huyện trong giai đoạn tiếp theo.

Trên cơ sở tổng quan kết quả nghiên cứu, tác giả đã xây dựng cơ sở lý luận của về công tác ĐTBD CCVC quản lý kinh tế trong đó xây dựng các khái niệm, nội dung của công tác ĐTBD CCVC quản lý kinh tế và xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu.

Thứ hai: Kết quả khảo sát, đánh giá thống kê cho thấy công tác đội ngũ

CCVC quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí đã đạt được một số ưu điểm nhất định về trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng.

Thành phố Uông Bí là một thành phố có triển vọng, tiềm năng và năng động phát triển kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ thành phố xác định nhiệm vụ xây dựng Thành phố Uông Bí trở thành một địa bàn động lực, một trong những cửa ngõ quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm, một khu vực phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng cao, phát triển bền vững.

Có nhiều tiêu chí trong công tác ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế thành phố Uông Bí Kết quả phân tích cho thấy, công tác ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí bao gồm các yếu tố là: Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng; Xác định đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; Nội dung đào tạo, bồi dưỡng; Phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng; Nguồn nhân lực, tài lực, vật lực cho đào tạo, bồi dưỡng; Đánh giá kết quả, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng.

Thứ ba: Từ cơ sở lý luận cùng kết quả nghiên cứu thực trạng, đề tài đề xuất

một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác ĐTBD CCVC quản lý kinh tế. Xuất phát từ vai trò của đội ngũ CCVC quản lý kinh tế và yêu cầu từ thực tiễn nâng

cao chất lượng CCVC quản lý kinh tế. Để thực hiện nhiệm vụ to lớn đó, đòi hỏi nỗ lực cao nhất của cả Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong thành phố, trong đó, vai trò đặc biệt quan trọng thuộc về đội ngũ CCVC quản lý kinh tế trong việc xây dựng và hoạch định các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của nhân dân. Có thể nói, phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ tận tụy của đội ngũ CCVC quản lý kinh tế có vai trò quyết định đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Đội ngũ CCVC quản lý kinh tế của thành phố cũng như của cả nước nói chung được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, một bộ phận được đào tạo cơ bản qua trường lớp, nhưng chủ yếu là trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch tập trung, bao cấp. Còn khá nhiều CCVC quản lý kinh tế được trưởng thành từ phong trào cách mạng trong sản xuất và chiến đấu, có kinh nghiệm, nhiệt tình công tác, nhưng những tri thức và sự hiểu biết về khoa học công nghệ, về kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế.

Một trong những giải pháp nâng cao năng lực, trình độ của CCVC quản lý kinh tế là ĐTBD. Dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Nội vụ, của các học viện và các ban, ngành trung ương, trong những năm qua, Thành phố ủy, UBND Thành phố Uông Bí đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ ĐTBD; tạo điều kiện thuận lợi về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như cán bộ cho công tác này. Nhìn chung, số lượng các lớp, các chương trình ĐTBD cũng như số lượng CCVC quản lý kinh tế được tham gia ĐTBD đạt mức kế hoạch đề ra. Kết quả tích cực của công tác ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CCVC quản lý kinh tế thành phố Uông Bí đóng góp nỗ lực quan trọng cùng toàn Đảng, toàn thể nhân dân các dân tộc trong thành phố hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Ngọc Am, Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2003.

2. Bộ Chính trị, Quy định số 54-QĐ/TW ngày 12-5-1999 về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Hà Nội, 1999.

3. Bộ Nội vụ, Thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 hướngdẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức, Hà Nội, 2011.

4. Nguyễn Trọng Bình, Thực trạng chất lượng cán bộ, công chức quản lý kinh tế cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Lao Động Xã Hội và Nhân Văn, 2009.

5. Tổng kết 5 năm ,2006 – 2010 thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg và triển khai Quyết định 1374/QĐ-TTg v/v phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015.Ngô Thành Can, 2011.

6. Ngô Thành Can, Đào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội, 2014

7. Vũ Đình Chuyên, 2000, Nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp thành phố ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học. 8. Nghị định 18/2010/NĐ-CP của về đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, 2010. 9. Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, Số:

101/2017/NĐ-CP, Hà Nội, 2017.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lầnthứ IX, NXb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.

11. Nguyễn Trọng Điều, Một số vấn đề cơ bản của công tác quản lý nhà nước về ĐTBD cán bộ công chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 26 năm 1997. 12. Nguyễn Trọng Điều, Về chế độ công vụ Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2007 13. Tô Tử Hạ, Trần Thế Nhuận, Nguyễn Minh Giang, Thang Văn Phúc, Chế độ

công chức và luật công chức của các nước trên thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.

14. Tô Tử Hạ, Công chức và vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998.

15. Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác ĐTBD cán bộ và công chức nhà nước.

16. Huỳnh Thanh Hải, Chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ phường ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Triết học, Hà Nội, 2005.

17. Nguyễn Thị Hồng Hải, 2011, Huấn luyện công chức để nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 8/2011

18. Đoàn Kim Huy, 2017, Đào tạo cán bộ chính quyền địa phương ở Nhật Bản và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí Cộng sản điện tử, đăng ngày 21-6-2017. 19. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia,1995.

20. Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia, 1996.

21. Nguyễn Thị Hường, Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức ngành tòa án ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, 2014.

22. Trần Duy Hưng, Đào tạo nguồn cán bộ công chức cấp xã và việc sử dụng sau đào tạo nguồn tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ Luật học, 2016. 23. Vũ Xuân Khoan, Nghiên cứu xây dựng qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long giai đoạn 2007-2015, Đề tài khoa học cấp Bộ, cơ quan đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nội Vụ, 2007.

24. Đặng Thị Bích Liên, Hoàn thiện mô hình quản lý các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp thành phố đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng CCVC trong giai đoạn mới, Luận án tiến sĩ Quản lý giáo dục, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009. 25. Nguyễn Thành Lợi, “Kinh nghiệm trong công tác đào tạo công chức viên chức

ở Anh”, Tạp chí Cộng sản điện tử, đăng ngày 11-7-2009.

26. Nguyễn Lộc , Cơ sở lý luận đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009.

27. Trần Thị Yên Ninh, Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1998.

28. Tạ Quang Ngải, Đào tạo, bồi dưỡng công chức trong nền kinh tế thị trường ở nước ta qua thực tiễn nghiên cứu ở Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 2014.

29. Trần Văn Ngợi, 2012, Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng CCVC QUẢN LÝ KINH TẾCC trẻ sau tuyển dụng ở một số nước trên thế giới và gợi ý vận dụng cho Việt Nam - Hoa Kỳ, Tạp chí Cộng sản điện tử, đăng ngày 11-9-2012

30. Phòng Nội vụ Thành phố Uông Bí, Báo cáo chất lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ, Quảng Ninh, 2020

31. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2008, Luật cán bộ,công chức, Hà Nội.

32. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010, Luật viên chức, Luật số: 58/2010/QH12, Ngày 15 tháng 11 năm 2010, Hà Nội.

33. Đỗ Cao Quang, Nâng cao trình độ tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã miền núi hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1996.

34. Bùi Văn Tính, Nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ chủ chốt cơ sở miền núi Hòa bình, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1995.

35. Đinh Văn Tiến, Thái Vân Hà, Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trong tình hình mới, NXB Chính trị Quốc Gia, 2013. 36. Vũ Văn Thiệp, Căn cứ lý luận và thực tiễn của việc xây dựng hệ thông tiêu chí

đánh giá chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Đề tài khoa học cấp Bộ, Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2005.

37. Nguyễn Phú Trọng – Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.

38. Hoàng Thị Xuân Thanh, Nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1998.

39. Phạm Hồng Thái, Công vụ, công chức, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2004.

40. Ủy ban thường vụ Quốc Hội, Pháp lệnh công chức viên chức, Hà Nội, 1998. 41. Nguyễn Ngọc Vân, Cơ sở khoa học của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức

hành chính theo nhu cầu công việc, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Bộ Nội vụ, 2007.

42. Lại Đức Vượng, Quản lý nhà nước về đào tạo bồi dưỡng công chức hànhchính trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ, 2014.

43. Nguyễn Thị Xuân và Lục Tiến Dũng, Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí chức danh, Báo cáo đề tài khoa học cấp Bộ, Vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, Bộ Nội Vụ, 2006.

44. Nguyễn Văn Y, Xây dựng nội dung và phương pháp bồi dưỡng kỹ năng tin học văn phòng cho cán bộ, công chức chính quyền cấp cơ sở trên địa bàn thành phố, Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Sư phạm, Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008.

PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU KHẢO SÁT

(Dành cho công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh)

Kính chào Anh/Chị!

Tôi là: Vũ Tiến Cường, hiện nay đang học cao học, Trường Đại học Ngoại thương, ngành Quản lý kinh tế - Khóa 1

Với mục đích tìm hiểu thực trạng, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. (Trang 94 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w