1.3.2.1. Nhận thức của CCVC quản lý kinh tế đối với đào tạo, bồi dưỡng
Nhận thức của lực lượng CCVC quản lý kinh tế đối với đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố cơ bản và quyết định tới các kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Bởi đó là yếu tố chủ quan, yếu tố nội tại bên trong của mỗi người. Nhận thức đúng là tiền đề, là kim chỉ nam cho những hành động, việc làm đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu mỗi CCVC đều nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc đào tạo, bồi dưỡng nó có tác dụng nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng, phương pháp làm việc của bản thân, học tập là để phục vụ chính bản thân trong việc nâng cao chất lượng hoạt động công vụ, họ sẽ có ý thức trong việc tự rèn luyện, trao dồi kiến thức, học hỏi, tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực và có hiệu quả. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ công vụ thì CCVC quản lý kinh tế phải có đủ trình độ, năng lực và vận dụng vào thực thi công việc; mặt khác nhiệm vụ, công vụ luôn đòi hỏi phải hoàn thành tốt hơn, luôn biến đổi, thay đổi theo hoàn cảnh, điều kiện, phương tiện, từ đó đòi hỏi họ phải không ngừng học tập nhằm có những năng lực mới, kỹ năng, khả năng thích ứng để thực thi tốt nhiệm vụ. Nếu CCVC xác định nhiệm vụ học tập là để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung, cập nhật kịp thời những kiến thức mới nhằm hoàn thành một cách tốt nhất nhiệm vụ trong thời gian tới. Như vậy, họ sẽ có thái độ tích cực khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cũng đạt được kết quả tốt. Đào tạo bồi dưỡng CCVC của cơ quan cũng đạt được mục tiêu và kế hoạch đã đề ra.
Ngược lại, nếu lực lượng CCVC quản lý kinh tế cho rằng việc đi đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là đối phó, học cho qua để chuẩn hóa bằng cấp chuyên môn theo tiêu chuẩn chức danh công chức hoặc để được đề đạt, bổ nhiệm, được chuyển ngạch cao hơn, thậm chí học để đề cao tên tuổi của mình chứ chưa thực sự có mục đích học để nâng cao trình độ, phục vụ cho công việc chuyên môn. Họ sẽ có thái độ thờ ơ khi
tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Như vậy, sẽ gây nên tình trạng lãng phí do đào tạo, bồi dưỡng không đúng đối tượng gây nên. Phải tốn nhiều thời gian, kinh phí để cử CCVC quản lý kinh tế tham gia đào tạo nhưng kết quả là sau khóa học họ chẳng biết gì, năng lực làm việc của công chức không được cải thiện. Mục tiêu và kết quả của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng sẽ không đạt được.
1.3.2.2. Năng lực của CCVC quản lý kinh tế
Đặc điểm của CCVC: Trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, độ tuổi công tác… đều có ảnh hưởng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC cụ thể là sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo công chức.
Những công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đối với mỗi chức danh thì họ cần phải tham gia học tập, bồi dưỡng để đạt chuẩn về trình độ đối với chức danh đó.
Độ tuổi công tác ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu đào tạo. Công chức có độ tuổi cao thường có nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ít hơn công chức trẻ do họ sắp đến độ tuổi nghỉ hưu.
Tiết kết chương 1
Thực hiện chính sách ĐTBD cho CCVC được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc
Chương 1 đã khái quát cơ sở lý luận về thực thi chính sách ĐTBD cho CCVC trong đó phân tích các khái niệm, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng; khái niệm về chính sách ĐTBD cho CCVC; đặc điểm, vai trò của CCVC. Thực thi chính sách ĐTBD cho CCVC được xây dựng trên các yếu tố cốt lõi về:
1. Mục tiêu hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 2. Nội dung hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 3. Hình thức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức.
4. Chủ thể tham gia hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức. 5. Tổ chức thực hiện hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức.
6 Kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức.
Các nội dung trình bày trên là cơ sở quan trọng để tiến hành khảo sát thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế tại Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảnh Ninh ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC QUẢN LÝ KINH TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
2.1.1 Điều kiên tự nhiên
Địa giới hành chính:
Uông Bí là thành phố nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh. Phía Bắc giáp thành phố Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
Phía Nam giáp thành phố Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng Phía Đông giáp Tp Hạ Long và thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh Phía Tây giáp thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh
Khí hậu: khí hậu đa dạng, phức tạp vừa mang tính chất khí hậu miền núi
vừa mang tính chất khí hậu miền duyên hải.
Thủy văn: Thành phố Uông Bí chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ giao động thủy triều trung bình 0,6m. Thành phố có 3 con sông chảy qua là sông Bá Bạc, Sông Uông và Sông Sinh. Hệ thống sông suối phần lớn là sông nhỏ, diện tích lưu vực hẹp, nguồn nước và lưu lượng không đáng kể.
Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích đất tự nhiên là 25.546,40ha.
2.1.2. Tình hình kinh tế, xã hội
Về dân số: Quy mô dân số: Quy mô dân số của thành phố Uông Bí ,theo số
liệu của Niên giám thống kê năm 2019 là 127.120 người.
Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tỷ lệ dân số nội thành ngày một tăng, tỷ lệ dân số ngoại thành giảm dần.
Tỷ lệ tăng dân số 1,12%.
Bảng 2.1: Diện tích, dân số thành phố Uông Bí phân theo đơn vị hành chính theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2019
STT Tên đơn vị
hành chính
Diện tích
Tự nhiên (ha) Dân số (người)
1 Phường Nam Khê 750,77 10.987
2 Phường Trưng Vương 1.546,24 10.648
3 Phường Quang Trung 1.404,88 23.409
4 Phường Bắc Sơn 2.714,39 7.053
5 Phường Vàng Danh 5.433,50 12.428
6 Phường Thanh Sơn 945,69 17.676
7 Phường Yên Thanh 1.444,57 9.668
8 Phường Phương Nam 2.173,49 13.744
9 Phường Phương Đông 2.393,22 15.352
10 Xã Thượng Yên Công 6.739,66 6.155
Tổng số toàn thành phố: 25.546,40 127.120
Nguồn: Thành phố Uông Bí
Văn hóa: Năm 2019 thành phố có 99/100 thôn khu được công nhận thôn khu
văn hóa lần đầu, có 33.480 hộ đạt gia đình văn hóa; số người thường xuyên tập luyện thể thao 45.980, số gia đình tập luyện thể thao chiếm tỷ lệ 26,24%.
Cùng với đầu tư của nhà nước, Uông Bí chú trọng thực hiện xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa. Đến nay, toàn thành phố có 100% thôn, khu dân cư có nhà văn hóa.
Tình hình kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quan, tính theo Giá trị tăng thêm giai đoạn 2013- 2020 đạt 13,6%/năm, giai đoạn 2021÷2030 đạt khoảng 7%/năm.
Cơ cấu kinh tế, tính theo Giá trị tăng thêm:
Năm 2020, dịch vụ chiếm khoảng 44%; Công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 51,5%; Nông nghiệp chiếm khoảng 4,5%.
Về văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo:
Tốc độ tăng dân số trung bình đạt 1,01% giai đoạn 2015-2020 và 0,62% giai đoạn 2021-2030. Đến năm 2020: tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì dưới 1,73%; trên 51,0% người dân có việc làm trên tổng dân số; tuổi thọ trung bình tăng lên trên 76 tuổi; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,7%, theo tiêu chí hiện nay.
Năm 2020: 100% các xã, phường đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và thiết bị y tế theo bộ tiêu chí mới; Tỷ lệ người dân có bảo hiểm y tế đạt trên 95,0%; Tỷ lệ bác sỹ đạt 22 bác sỹ/vạn dân; Tỷ lệ trẻ em được tiêm phòng đầy đủ đạt trên 99,0%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống còn dưới 7,0%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 90,0%; giữ vững huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở bậc tiểu học đạt 100,0%, ở bậc trung học cơ sở đạt 98,0%; 100% giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông chuẩn về trình độ đào tạo.
2.2 Thực trạng đội ngũ công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí,tỉnh Quảng Ninh tỉnh Quảng Ninh
2.2.1. Cơ cấu nhân lực theo ngạch
Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực theo ngạch
Stt Cơ cấu nhân lực theo ngạch Số lượng Tỷ lệ
1 Chuyên viên cao cấp và tương đương 5 7.94
2 Chuyên viên chính và tương đương 8 12.70
3 Chuyên viên và tương đương 9 14.29
4 Nhân viên 33 65.07
Nguồn: UBND thành phố Uông Bí
Chuyên viên cao cấp và tương đương: 5 người, chuyên viên chính và tương đương: 8 người, chuyên viên và tương đương: 9 người, nhân viên: 33 người.
Cơ cấu theo ngạch cán bộ, công chức cho thấy chuyên viên cao cấp và tương đương chiếm tỉ lệ thấp.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo trình độ đào tạo
Stt Cơ cấu nhân lực theo trình độ
đào tạo Số lượng Tỷ lệ 1 Tiến sĩ 0 0.0 2 Thạc sĩ 5 7.9 3 Đại học 47 85.7 4 Cao đẳng 2 4.8 5 Trung cấp 1 1.6
Nguồn: UBND thành phố Uông Bí
* Trình độ học vấn: Tiến sĩ: 0 người; thạc sĩ: 5 người; đại học: 47người; cao đẳng: 2 người; trung cấp: 1 người.
* Lý luận chính trị: Cử nhân lý luận chính trị: 02 người; cao cấp lý luận chính trị: 23 người; trung cấp lý luận chính trị: 10 người; sơ cấp lý luận chính trị: 30 người.
Cơ cấu trình độ lý luận của CCVC là tương đối hợp lý, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý, giám đốc và tương đương trở lên phải đạt trình độ lý luận chính trị cao cấp.
2.2.3. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Bảng 2.4. Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi
Stt Cơ cấu nhân lực theo trình độ
đào tạo Số lượng Tỷ lệ 1 Dưới 30 9 14.26 2 Từ 31 đến 40 33 65.1 3 Từ 41 đến 50 12 19.05 4 Trên 50 tuổi 1 1.59
Nguồn: UBND thành phố Uông Bí
Số lượng CCVC dưới 30 tuổi: 9 người; từ 31 đến 40 tuổi: 33 người; từ 41
đến 50 tuổi: 12 người; trên 50 tuổi: 1 người.
Theo cơ cấu độ tuổi trên, nhóm có độ tuổi từ 31 - 40 là nhóm cán bộ, công chức có thâm niên, kinh nghiệm công tác, chiếm tỉ lệ 65.1 %, cao nhất trong 4 nhóm
tuổi. Thời gian 20 năm tới, khi nhóm tuổi 31- 40 đến tuổi nghỉ hưu có thể dẫn tới sự mất cân đối về nhân sự.
2.3. Tổ chức khảo sát thực trạng
Để khảo sát thực trạng trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu khảo sát cụ thể như sau:
Mục tiêu khảo sát
Nhằm khảo sát làm rõ thực trạng trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, tìm hiểu nguyên nhân của thực trạng đề xuất các biện pháp trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh hiệu quả.
Cùng với cơ sở lý luận trình bày trong Chương 1, những kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu khảo sát thực trạng ở Chương 2 là cơ sở thực tiễn xây dựng các biện pháp bồi dưỡng.
Khách thể và địa bàn khảo sát
Khách thể khảo sát được chọn mẫu ngẫu nhiên là CCVC thuộc Phòng Quản lý kinh tế làm đại diện. Đề tài tiến hành khảo sát 55 cán bộ, công chức, viên chức các phòng, ban, xã, phường trực thuộc thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.
Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát những nội dung cụ thể sau:
Phân tích các văn bản liên quan đến hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Khảo sát các ý kiến của các cấp quản lý, CCVC để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được. Tìm hiểu những tồn tại, bất cập trong thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Phương pháp khảo sát.
Sử dụng phương pháp này để quan sát , tìm hiểu thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lý kinh tế.
Cách quy ước điểm số cho bảng hỏi: Mỗi item đều có các lựa chọn và được quy ước bằng các mức điểm khác nhau:
Chuẩn cho điểm:
1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm
Không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết
Kém Trung bình Khá Tốt
2.4. Thực trạng hoạt động đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức quản lýkinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh kinh tế thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
2.4.1. Khảo sát nhu cầu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế
Việc xác định nhu cầu ĐTBD công chức nói chung và CCVC quản lý kinh tế nói riêng rất quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo phù hợp. Kết quả khảo sát, chúng tôi về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế thu được kết quả như sau.
Bảng 2.5: Khảo sát nhu cầu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế
TT Nội dung Mức độ thực hiện X Thứ bậc Chưa đạt Trung bình Khá Tốt SL % SL % SL % SL %
1 Nhu cầu về nội dung ĐTBD 6 10.9 10 18.2 6 10.9 33 60.0 3.20 1
2
Nhu cầu về hình thức ĐTBD: trực tuyến, hội thảo- tập huấn, thường xuyên, ĐTBD dài hạn, ĐTBD ngắn hạn...
0 0.0 26 47.3 6 10.9 23 41.8 2.95 2
3
Nhu cầu về phương pháp bồi dưỡng: thuyết trình, hướng dẫn và tự nghiên cứu tài liệu, thảo luận, huấn luyện...
22 40.0 4 7.3 16 29.1 13 23.6 2.36 5
giá
5 Nhu cầu về giảng viên 16 29.1 2 3.6 15 27.3 22 40.0 2.71 3
6 Nhu cầu về quyền lợi được
hưởng 23 41.8 16 29.1 2 3.6 14 25.5 2.13 6
Ghi chú: X : Điểm trung bình (1 ≤ X ≤ 4); SL: Số lượng; %: Phần trăm
Xác định nhu cầu cần được ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế là bước đi cơ bản đạt mục tiêu bồi dưỡng. Kết quả xác định nhu cầu bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế đề tài thu được kết quả như sau:
Mức độ thực hiện về nhu cầu ĐTBD cho CCVC quản lý kinh tế đạt với điểm trung bình từ 2.13 đến 3.20. Điều đó cho thấy, nhu cầu cần được ĐTDB của CCVC quản lý kinh tế rất cao. Qua tìm hiểu thực tế, cho thấy: Với sự thay đổi chóng mặt về công nghệ, đất nước bước vào CNH – HĐH, sự thay đổi phương pháp sản xuất cùng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong kinh tế, xã hội buộc CCVC QUẢN LÝ KINH TẾ nói chung và CCVC quản lý kinh tế không ngừng học hỏi, cần được ĐTBD để bù lấp, trang bị kiến thức, kĩ năng để hoàn thành tốt công việc. Kết quả khảo sát cho thấy,
Nhu cầu về “Nhu cầu về nội dung bồi dưỡng...” được đánh giá cao có điểm trung bình ,ĐTB=3.20. Như đã phân tích ở phần thực trạng CCVC quản lý kinh tế, có