- Hệ thống pháp luật hiện tại chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ, chất lượng chưa cao, chưa ổn định; tính toàn diện, thống nhất, khả thi còn nhiều hạn chế; chưa bảo đảm tính công khai, minh bạch; cơ chế xây dựng, sửa đổi, bổ sung pháp luật vẫn còn một số bất cập.
- Các thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu; năng lực phân tích chính sách, đánh giá tác động của văn bản pháp luật tới đời sống xã hội, xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật của các cơ quan, của công chức còn yếu; ý thức pháp luật chưa cao, việc thi hành pháp luật chưa nghiêm.
Qua ý kiến trao đổi cùng bà Đ.T.L cho biết về: “Chế độ, chính sách cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng CCVC quản lý kinh tế chưa thật hợp lý. Các cơ sở đào tạo thực hiện quá trình đào tạo trên cơ sở cái mình có nhiều hơn là căn cứ vào yêu cầu của người học. Chương trình, tài liệu đào tạo, có nhiều trùng lặp, nặng về lý thuyết, thiếu sự cập nhật, không đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Chính vì vậy mà số lượt đào tạo không nhỏ nhưng hiệu quả, chất lượng đào tạo không cao, trình độ CCVC quản lý kinh tế còn nhiều hạn chế”.
- Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, cơ cấu nền kinh tế và các yếu tố hội nhập quốc tế đã tạo ra sự hụt hẫng, sự lúng túng khó tránh khỏi về cả nội dung và hình thức, chất lượng đào tạo, sự thiếu về yếu tố trình độ, kiến thức, phương pháp của đội ngũ giảng viên về năng lực, nhận thức của đội ngũ CCVC quản lý kinh tế.