Giới thiệu về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel

Một phần của tài liệu Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. (Trang 57 - 59)

Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập ngày 1/6/1989 theo quyết định 189/QĐ-BQP; là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Trụ sở chính của Viettel ở Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Đến nay, sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viettel không chỉ liên tục duy trì vị thế doanh nghiệp số 1 trong ngành viễn thông mà còn vươn mình trở thành một doanh nghiệp đa ngành với 5 ngành nghề chính là: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm kinh doanh của Viettel hướng tới 2 đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Hơn 30 năm kể từ năm thành lập (01/06/1989), Viettel đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ngành viễn thông. Sau 3 giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 - 1999) trở thành một công ty viễn thông

lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 - 2018). Trong giai đoạn 3 từ năm 2010-2018, Viettel đã đạt được những thành tựu đáng kể như:

- Top 30 nhà mạng lớn nhất thế giới, đầu tư ra 10 nước, tổng dân số 240 triệu dân, duy trì vị thế là nhà mạng số 1 Việt Nam.

- Top 1 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á

- Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất trong 5 năm liên tiếp (giai đoạn 2016 – 2021)

- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thương mại hoá thành công vũ khí chiến lược và thiết bị quân sự công nghệ cao, thiết bị mạng lưới viễn thông.

- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng số 1 tại Việt Nam.

Để đạt được những thành công kể trên, Viettel là một trong những doanh nghiệp duy trì được triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp khác biệt:

- Triết lý kinh doanh:

Với triết lý kinh doanh “mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt”, Viettel đã rất chú trọng phát triển sản phẩm theo giải pháp mà khách hàng mong muốn, đây là nền tảng cơ bản giúp Viettel xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường. Coi khách hàng là trung tâm của chiến lược sản phẩm, mỗi sản phẩm đơn giản, đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ giúp khách hàng cá nhân hay tổ chức cảm nhận được sự quan tâm mà Viettel gửi gắm trong mỗi sản phẩm, từ đó tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu Viettel. - Văn hoá doanh nghiệp:

Khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn”, hay ngày nay được rút gọn thành “Theo cách của bạn” đã đi vào lòng tiềm thức của các khách hàng Việt Nam và khẳng định văn hóa hướng tới khách hàng mà Viettel lựa chọn. Là một trong các tổng công ty viễn thông trẻ, Viettel đã quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Viettel có tám giá trị cốt lõi đã được

lựa chọn gọi tắt là Thực tiễn – Thách thức - Thích ứng - Sáng tạo - Hệ thống Đông Tây - Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.

Một phần của tài liệu Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. (Trang 57 - 59)