8. Bố cục của luận văn
2.4. Thực nghiệm sư phạm
Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm, chứng minh và đánh giá ưu, nhược điểm, hiệu quả của việc hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức trong học tập lịch sử. Ngoài ra, trên cơ sở thực nghiệm có thể đánh giá được tính ứng dụng các tính năng công cụ Canva mang lại trong việc phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử trong DHLS ở trường THPT. Và những mặt hạn chế để có thể điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của việc học tập kiến thức lịch sử.
Địa điểm, thời gian thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm sư phạm diễn ra tại Trường THPT Lương Tài 2 vào ngày 2-5/10/2021. Để thực hiện kết quả thực nghiệm chính xác, quá trình thực nghiệm đã thực hiện đúng quy định về thời khóa biểu của trường. Đảm bảo được nội dung, mục tiêu, kiến thức của bài học.
Nội dung thực nghiệm
Sau khi thăm dò ý kiến của giáo viên và được sự đồng ý của Ban Giám hiệu nhà trường tôi thực nghiệm như sau:
+ Lớp thực nghiệm: 12D1; Lớp đối chứng 12D2. + Người thực nghiệm: Ngô Thu Uyên.
+ Về nội dung: Chúng tôi lựa chọn và chuẩn bị Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953). Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp của thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) để thực nghiệm cho lớp 12D1. Kế hoạch dạy học Bài 19, Bài 20 được soạn theo quy định mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo hướng dạy học phát triển thành phần năng lực THLS cho HS. Lớp đối chứng được soạn theo quy định trước năm
2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dạy học bình thường, không có sự hỗ trợ của công cụ Canva.
Phương pháp thực nghiệm
- Chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm: Để chuẩn bị cho quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành một số công việc như sau: xây dựng giáo án thực nghiệm chi tiết, liệt kê những công việc cần thiết nhắc nhở HS tìm hiểu trước bài học, chuẩn bị bài mới, in ấn những tài liệu hỗ trợ.
- Trong quá trình thực nghiệm: GV tiến hành giảng dạy theo tiến trình đã chuẩn bị, quan sát thái độ học tập, lắng nghe phản hồi ý kiến từ phía HS.
- Kết thúc giờ học: GV nhận xét, đánh giá; HS đánh giá, GV rút kinh nghiệm, cải tiến
Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm được đánh giá dựa trên cả hai phương diện định tính và định lượng: chúng tôi tiến hành tại trường THPT Lương Tài 2, lớp thực nghiệm là lớp 12D1. Trong giờ dạy thực nghiệm, GV đã tổ chức rất nhiều hoạt động cho HS. Các hoạt động được tổ chức như: Làm việc nhóm, giới thiệu Canva, tham gia trò chơi, thảo luận cả lớp…
Kết quả cho thấy, số lượng HS tham gia rất tích cực chiếm 25,7%, tuy nhiên vẫn còn nhiều HS chưa tham gia tích cực hoặc chưa tham gia vào các hoạt động của GV đưa ra. Lý do được các em đưa ra là: Do không có thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng để các em có thể tương tác nội dung, vì vậy nên chưa còn gặp lúng túng khi trải nghiệm Canva; Lý do thứ hai là một số HS còn có lực học kém hơn so với mặt bằng chung của cả lớp nên các em chưa hiểu được hết những nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra, dẫn đến việc lúng túng khi tương tác nội dung ở Canva; Lý do thứ ba là cách hướng dẫn, truyền đạt của GV còn hơi cao so với năng lực của một số HS, đặt ra nhiệm vụ học tập ở mức độ cao nên một số HS trung bình chưa thể tiếp cận được hết nội dung để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Về vấn đề khả năng hợp tác của HS trong quá trình triển khai thực nghiệm, bằng phương pháp quan sát, ghi chép lại của người dạy và người dự giờ, chúng tôi nhận thấy khả năng hợp tác cao của phần lớn HS khi sử dụng Canva. Sự xuất hiện của Canva giúp HS có thêm
tài liệu và tăng cường khả năng tự học mà không giới hạn về không gian, có cách đánh giá đa chiều về nhân vật lịch sử thông qua các tài liệu đã được thiết kế. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra, đó là: GV phân chia nhóm còn chưa đồng đều nhau về khả năng học tập và khả năng tiếp cận Canva, nên có sự chênh lệch giữa các nhóm. Thứ hai, khi hướng dẫn HS sử dụng, GV nên hướng dẫn đầy đủ các tương tác được thực hiện trên Canva, thay vì để HS hoàn troàn trải nghiệm. Như thế, hiệu quả của Canva sẽ đạt kết quả cao hơn.
Qua quan sát, chúng tôi thấy được HS rất hứng thú trong việc tìm hiểu các nhân vật, sự kiện lịch sử. Với phản hồi của người học trong quá trình triển khai thử nghiệm, hình thức học tập này tạo ra được một không khí học tập dân chủ, HS hoàn toàn chủ động trong học tập, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Nó đã mở ra một hình thức học tập mới, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học về nhân vật lịch sử Việt Nam từ năm 1945-1954.
Để khắc phục và tìm ra được giải pháp tối ưu trong việc sử dụng Canva, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm lần thứ hai tại lớp 12D2. Sau khi cố gắng xếp loại HS qua các mức giỏi, khá, trung bình, yếu - kém. Chúng tôi đã có những điều chỉnh so từ những kết quả và hạn chế được rút ra từ lần thứ nghiệm trước. Trước khi đến lớp, HS đã phải đọc qua nội dung của Canva dưới sự hướng dẫn của GV. Phương pháp học tập trên lớp chủ yếu nghiên cứu tài liệu, khai thác tối đa nguồn tài liệu trong Canva và chủ động thực hiện các nhiệm vụ được giao. Sau bài học, mỗi nhóm HS đều có một sản phẩm, được đánh giá theo tiêu chí đã cho trước. Sản phẩm cũng là kết quả để đánh giá mức độ hiểu và nhận thức của HS sau khi đọc, khai thác, làm việc với Canva. Tổng hợp ý kiến sau giờ học, hầu hết HS đều thích thú với nội dung mới, dễ sử dụng của công cụ. HS được rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng tư duy, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng thuyết trình, sử dụng phương tiện công nghệ, khai thác và sử dụng tài liệu.
So với tiết học trước, ở tiết học này 100% HS đều đã sử dụng máy tính để trải nghiệm Canva (do được GV thực nghiệm sử dụng phòng máy tính của trường). Ngoài ra, sau khi được GV hướng dẫn, dặn dò nhiệm vụ học tập, cách sử dụng công
cụ Canva ở nhà, việc học trên lớp hoàn toàn do HS chủ động bằng cách hoàn thành nhiệm vụ của GV yêu cầu thông qua Canva và một phần trình bày trước lớp. Nhìn chung, đại bộ phận của HS thực nghiệm đều thể hiện được sự tích cực trong học tập, điều đó cho thấy những điều chỉnh sau tiết thực nghiệm lần thứ nhất đều cho kết quả tích cực.
Kết quả tổng hợp ý kiến phản hồi của học sinh sau giờ học
Về nội dung của Canva, hầu hết HS sau khi tham gia trải nghiệm công cụ Canva đều đánh giá cao nội dung được đưa vào sử dụng. Đánh giá cao nhất về phần nội dung của Canva là “Phù hợp và đáp ứng nhu cầu với HS”, được 100% GV tham gia khảo sát lựa chọn. Qua đó, nội dung được đưa vào Canva là những kiến thức vừa phải, mở rộng kiến thức từ SGK và là nguồn tài liệu cho HS trong quá trình học tập.
Về hình thức, lựa chọn hình thức của công cụ Canva hấp dẫn, nhiều sáng tạo có đến 92.9% tỷ lệ phần trăm lựa chọn. Có thể thấy, so với sách giấy, công cụ Canva được xây dựng với nhiều hình ảnh chân thực, bắt mắt, ngoài ra công cụ Canva không chỉ yêu cầu HS đọc mà có thể truy cập thêm các ứng dụng khác như: Xem clip, tham gia trò chơi… để tránh sự nhàm chán của HS khi chỉ đọc và thao tác trên Canva. Qua kết quả của GV, số lượng GV tham gia khảo sát đều đánh giá cao về mặt hình thức của Canva. Khả năng sử dụng công nghệ thông tin của GV tham gia khảo sát còn hạn chế, vì vậy, khi tiếp cận với một sản phẩm có thiết kế mới, GV đều đồng ý rằng việc sử dụng Canva sẽ tạo ra sự hứng thú cho người xem, đặc biệt là người học.
Về tính khả thi, Khảo sát về khả năng sử dụng công cụ Canva, 100% ý kiến đều đồng ý công cụ Canva dễ dàng sử dụng. Ngày nay, khi công nghệ thông tin được phổ biến, HS có khả năng tiếp cận rất tốt về các thiết bị đó. Chính vì vậy, không gặp nhiều khó khăn khi sử dụng công cụ Canva.
đánh giá về tính hiệu quả của công cụ Canva hỗ trợ việc THLS, gần như HS đều nhận thấy hiệu quả mà Canva đưa lại cho việc học tập, nghiên cứu về Lịch sử Việt Nam từ năm 1945-1954. Như vậy, với giao diện hiện tại của Canva, nhiều hình ảnh, clip, video sẽ hỗ trợ rất nhiều cho bài học, với đánh giá đạt 100% GV được khảo sát. Tuy nhiên, một số ý kiến của GV đặt ra rằng cần tìm thêm các phương pháp học tập để HS có thể dễ hiểu bài và tiếp thu kiến thức hơn, phù hợp với mọi đối tượng HS. Và có thêm những đánh giá, ảnh hưởng về công lao xây dựng đất nước mà các nhân vật đã làm được, hiện nay vẫn còn mang nhiều dấu ấn. Khi được hỏi thêm “Khi tiếp cận với công cụ Canva để thuyết trình, em có thấy dễ sử dụng không? Em có gặp khó khăn gì khi sử dụng Canva?”. Các em HS đều đưa ra các câu trả lời như: Dễ sử dụng, tương đồng với Power Point, nhiều tính năng hơn Power Point, hơi mới... Còn “khó khăn khi sử dụng công cụ” được các em nhắc đến nhiều nhất là việc “xây dựng ý tưởng cho nhiệm vụ học tập GV giao”. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có lý do khách quan là các em mới được tiếp cận với công cụ còn bỡ ngỡ vì thế đòi hỏi các GV khi tiến hành dạy học phát triển NLTHLS cần đưa ra các mục tiêu và nhiệm vụ dạy học rõ ràng cho HS, tránh tình trạng HS chưa tường minh về vấn đề cần tìm hiểu.
Tiểu kết chương 2
Hiện nay, chuyển đổi từ mô hình kiến thức sang mô hình tiếp cận năng lực đã thúc đẩy mọi khâu trong quá trình DHLS. Do vậy, dạy học phát triển thành phần NL THLS cho HS có ý rất lớn trong đối với cách tiếp cận dạy học phát triển năng lực. Phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 với nội dung, nguồn tư liệu lịch sử, hình ảnh, video phong phú, hoàn toàn phù hợp cho việc lựa chọn các biện pháp nhằm phát triển thành phần NL THLS cho HS trường THPT Lương Tài 2.
Để có thể phát triển thành phần NL THLS cho HS nói chung không phải là việc làm một sớm một chiều mà là một quá trình linh hoạt, đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực hợp tác thường xuyên của cả GV và HS. Chính vì vậy, việc lựa chọn biện pháp để phát triển thành phần năng lực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhưng, dù là yếu tố nào GV cũng cần hướng đến khắc phục những tồn tại còn chưa tốt của HS trong hoạt động THLS và những hạn chế của bản thân GV trong việc dạy học thành phần này. Tạo điều kiện để HS được chủ động, sáng tạo, nắm vững kiến thức lịch sử của bài học một cách nhẹ nhàng, không áp đặt.
Mặc dù quá trình thực nghiệm sư phạm ban đầu còn gặp một số khó khăn, nhưng những biện pháp được đề xuất và kết quả sau quá trình thực nghiệm bước đầu cho thấy tính khả thi của đề tài. Chúng tôi tin rằng, với quyết tâm đổi mới trong tư duy và sẵn sàng trong hành động của GV kết hợp với sự ủng hộ nhiệt tình của HS, chắc chắn đề tài sẽ được triển khai hiệu quả tại trường THPT Lương Tài 2.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Thế giới không ngừng vận hành và phát triển, yêu cầu đối với tất cả các GV chúng ta là phải thay đổi để đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội. Giáo dục và đào tạo không thể tách dời những thành tựu khoa học công nghệ, thật tuyệt vời vì ngày hôm nay có rất nhiều công cụ hữu ích, miễn phí, đơn giản nhưng lại giúp chúng ta thiết kế bài giảng, phát triển các năng lực cho HS dễ dàng hơn. CNTT cho giáo viên những gợi ý mới mẻ để phát triển năng lực người học. Ứng dụng các công cụ CNTT trong dạy học không còn chỉ là sử dụng phim hay các phần mềm trình chiếu đơn thuần. Mà còn tạo ra tương tác hai chiều giữa người dạy và người học một cách thật hiệu quả.
Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của CNTT như hiện nay cũng đặt ra nhiệm vụ cho ngành giáo dục là đào tạo ra những người lao động có trí thức, có tư duy sáng tạo, nhạy bén với cái mới, tích cực chủ động trong mọi mặt của đời sống xã hội. Vì vậy giáo dục phải đổi mới để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại, đặc biệt chú trọng đến việc phát triển năng lực cho người học. Đối với HS trường THPT thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử là một trong những NL hàng đầu cần hướng đến để khắc phục tính thụ động trong học tập môn lịch sử của HS.
Trên thực tế, HS Trường THPT Lương Tài 2 tỉnh Bắc Ninh về cơ bản là có truyền thống ham học nhưng việc tiếp cận CNTT để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử chủ yếu vẫn phụ thuộc vào việc truyền thụ kiến thức của GV trên lớp, dựa vào SGK là chủ yếu. HS chưa có nhiều cơ hội để được học tập với những môi trường khác nhau như học tại thực địa, học trực tuyến… Với sự phong phú đa dạng của nguồn tài nguyên học tập như hiện nay thì việc GV giúp các em chủ động hơn, tích cực hơn trong việc THLS thì nhất định phải hướng dẫn và phát triển thành phần NL THLS cho các em.
Trên cơ sở sử dụng công cụ Canva nghiên cứu vào dạy học nội dung phần lịch sử Việt Nam 1945-1954 nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS, tôi đề xuất một số biện pháp sư phạm có thể vận dụng trong tổ chức DH nhằm khắc
phục những yếu kém, qua đó dần hình thành và phát triển NLTHLS cho HS THPT. Những biện pháp này bước đầu đã được thử nghiệm, chứng minh được tính khả thi và mang lại hiệu quả của nó trong quá trình triển khai.
Để tổ chức DHLS theo hướng phát triển NLTHLS đạt hiệu quả, đầu tiên đòi hỏi người GV phải có tâm với nghề, có chuyên môn LS. Bên cạnh đó, người GV cũng phải là người sẵn sàng đi tiên phong, gạt bỏ những thói quen đã ăn sâu vào mình trong quá trình giảng dạy để tiếp cận với cái mới. Phát huy hiệu quả tối ưu của các công cụ CNTT trong dạy học, người thầy phải là người giữ vai trò quan trọng nhất. Để làm tốt công việc này là một vấn đề không hề đơn giản, nó đòi hỏi người GV phải thực sự yêu nghề, nên đầu tư, trau dồi chuyên môn và phương pháp để từng bài học lịch sử đi vào tâm thức HS một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, nhớ lâu và hiểu sâu bài học
2. Khuyến nghị Đối với giáo viên
Đối với GV để phát triển NLTHLS cho HS, GV cần có kiến thức chắc về bộ môn và sử dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, khéo léo kết hợp với các ứng dụng CNTT hiện nay vào dạy học. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý đối với GV khi hỗ trợ phát triển NLTHLS như sau:
Thứ nhất, bản thân người học chưa hiểu rõ năng lực tìm hiểu lịch sử của