Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh xác định không gian của sự kiện

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75 - 78)

8. Bố cục của luận văn

2.3.3. Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh xác định không gian của sự kiện

sự kiện lịch sử

Một sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong một không gian nhất định. Xác định được không gian của sự kiện lịch sử sẽ phản ánh đúng sự kiện lịch sử, nếu không xác định được không gian thì sự kiện sẽ trở nên trừu tượng, thiếu nội dung thực tế, không phản ánh được hiện thực khác quan trong nhận thức của chúng ta. Không gian có tác dụng lên diễn biến cụ thể xảy ra. Không gian của sự kiện lịch sử có thể là một khu vực rộng lớn như chiến trường châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ 2 (1939-1945) hoặc diễn ra ở một phạm vi hẹp như địa điểm của một trận đánh hay một cuộc khởi nghĩa. Việc GV giúp HS xác định được không gian của sự kiện lịch sử chính là hiểu về hoàn cảnh chính trị, xã hội, địa lý nơi xảy ra sự kiện.

Thông thường để HS xác định được không gian của sự kiện lịch sử, GV thường sử dụng các đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, biểu đồ…), tranh ảnh minh họa, hiện vật khảo cổ, kèm theo lời nói của GV và HS.

Khi sử dụng công cụ Canva, GV hãy tải lên các bản đồ, biểu đồ, tranh ảnh minh họa kết hợp với các tính năng sẵn có trong công cụ để làm thay đổi trạng thái của bản đồ, sơ đồ như sự di chuyển các hướng mũi tên chỉ hướng tấn công, các mũi tên định hướng, đánh dấu các thông tin, địa lý... GV có thể chỉnh sửa, bổ sung thông tin hình ảnh minh họa trên bản đồ, sơ đồ, phù hợp với nội dung bài dạy nhằm đạt

được mục tiêu bài học rồi sử dụng tính năng thuyết trình, kết hợp với phương pháp dùng lời... để HS dễ hình dung được không gian của sự kiện. Hoặc GV hướng dẫn HS tự sử dụng tính năng này kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo để khai thác nội dung... không gian diễn ra sự kiện lịch sử.

Ví dụ: Trong mục 2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ - Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) để học sinh xác định được không gian của chiến dịch và một số nội dung khác, GV giao nhiệm vụ cho một trong 3 nhóm lớp học (Xem hình 2.2).

GV cung cấp tư liệu hỗ trợ: GV sử dụng công cụ Canva để tạo nội dung tư liệu, cách trình bày tư liệu thì có thể tùy theo ý tưởng của từng GV. Dưới đây là một cách trình bày của tác giả. Để làm bật được không gian của chiến dịch Điện Biên Phủ tác giả đã thiết kế nội dung của mục 2 trình bày dưới dạng sách điện tử có nội dung kênh chữ, kênh hình và video để HS tham khảo và sau đó nhiệm vụ của HS là lựa chọn thông tin, làm việc nhóm, tạo bài thuyết trình trên công cụ Canva và trình bày nội dung tìm hiểu trước lớp học (thời gian trình bày tối đa 7 phút). (Hình 2.3)

Hình 2.3: Một phần tư liệu hỗ trợ Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954) của GV tạo trên công cụ Canva để hỗ trợ HS xác

Hình 2.4: Một số hình ảnh cụ thể trong tư liệu

Như vậy, bằng việc cung cấp tư liệu bằng kênh hình, kênh chữ, cả video tư liệu gốc sử dụng những hình ảnh thật của chiến dịch cùng những tường thuật lại của

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)