Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78 - 81)

8. Bố cục của luận văn

2.3.4. Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh tạo biểu tượng nhân vật lịch sử

hỏi → các em HS sẽ có những hình dung chân thực về không gian diễn ra sự kiện lịch sử - cụ thể ở đây là không gian Chiến dịch Điện Biên Phủ. Và khi đã có được những kiến thức về không gian diễn ra sự kiện cùng những chi tiết về diễn biến sự kiện GV đã cung cấp thông qua kênh hình, HS sẽ dễ dàng giải quyết các nhiệm vụ cuối cùng: “Dựa vào lược đồ Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 tái hiện lại diễn biến của chiến dịch” .

2.3.4. Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh tạo biểu tượng nhân vật lịch sử lịch sử

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nhân vật lịch sử tùy theo mục đích. Theo tác giả Phan Ngọc Liên trong Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông định nghĩa “Nhân vật lịch sử là một người có vai trò nhất định trong một sự kiện lịch sử, một thời kỳ lịch sử” như vậy có thể hiểu nhân vật lịch sử là người có vai trò nhất định đối với một hoàn cảnh cụ thể, vai trò ấy có thể là tích cực, tiêu cực. Nếu như vai trò ấy là tích cực thì sẽ thúc đẩy sự đi lên của lịch sử, chúng ta có nhân vật chính diện. Ngược lại có thể làm trì trệ sự phát triển. Việc tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trong DHLS chính là việc khắc họa những hình ảnh, chi tiết đặc trưng nhất, điển hình nhất về các nhân vật đó... qua đó tác động lên trí tuệ, tâm hồn của HS; góp phần hình thành nhân cách, giáo dục tư tưởng, thái độ tình cảm cho HS. GV có rất nhiều cách khác nhau để tạo biểu tượng nhân vật như: Dùng người để chỉ việc (Dùng những hoạt động, công việc mà nhân vật đã tiến hành trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể để làm bật lên vai trò to lớn của hoạt động mà nhân vật thực hiện, qua đó học sinh sẽ khắc sâu, nhớ về nhân vật đó); đặt nhân vật lịch sử trong không gian và thời gian (phải đặt họ trong bối cảnh họ sống và hoạt động để tránh hiện tượng nhầm lẫn và hiện đại hóa nhân vật lịch sử), dùng tài liệu văn học để tạo biểu tượng nhân vật lịch sử...

Tuy nhiên mục tiêu của giáo dục đổi mới hiện nay là tăng cường hệ thông kênh hình, giảm kênh chữ. Muốn cho HS có được biểu tượng cụ thể ngoài phương pháp truyền thống là dùng lời thì GV có thể kết hợp với các công cụ CNTT để hỗ trợ, trong đó có Canva. GV có thể sử dụng công cụ này để truyền đạt kiến thức, chân dung, hình ảnh, hoạt động của nhân vật thông qua kênh hình kết hợp dùng lời hoặc hỗ trợ HS tự tạo biểu tượng cho nhân vật (nhiệm vụ học tập).

Để hỗ trợ HS tạo biểu tượng nhân vật lịch sử trên công cụ Canva, GV cần: Bước 1: Hướng dẫn HS sử dụng Canva và chỉ ra cho HS ưu, nhược điểm một số tính năng mà Canva có thể hỗ trợ hoạt động này như: sử dụng tính năng thuyết trình để kể tên, nêu diễn biến, hoạt động chính của các nhân vật lịch sử; thiết kế timeline để ghi lại các mốc sự kiện chính mà nhân vật được chú ý đến hay thiết kế áp phích, poster về nhân vật lịch sử, tải lên và sử dụng hệ thống tranh ảnh liên quan đến nhân vật hay sử dụng các mẫu biểu đồ, sơ đồ để thể hiện sự so sánh, mối liên hệ giữa nhân vật đang trình bày với nhân vật khác...

Bước 2: Giao nhiệm vụ học tập cho HS tìm hiểu nhân vật lịch sử

Bước 3: Hỗ trợ quá trình HS thiết kế, trình bày sản phẩm; nhận xét, góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm, củng cố mở rộng kiến thức về nhân vật lịch sử cho HS.

Ví dụ: GV yêu cầu HS thiết kế Poster về nhân vật Võ Nguyên Giáp.

Bước 1 Hướng dẫn HS sử dụng Canva khi bắt đầu sử dụng lần đầu hoặc đã biết GV sẽ bỏ qua bước này.

Bước 2 Giao nhiệm vụ học tập cho HS tìm hiểu nhân vật lịch sử:

Yêu cầu: Về nội dung: khái quát tiểu sử, công trạng, năm sinh, năm mất, sự nghiệp, làm nổi bật được vai trò của Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Về hình thức: có hình ảnh minh họa, nội dung kênh chữ ngắn gọn, thể hiện được các vấn đề chính.

Phương tiện sử dụng để thiết kế: yêu cầu sử dụng tính năng thiết kế poster trên công cụ Canva, trình bày áp phích và thuyết trình về nhân

vật trước lớp)

Bước 3 Hỗ trợ quá trình HS thiết kế, trình bày sản phẩm; nhận xét, góp ý để HS hoàn thiện sản phẩm, củng cố mở rộng kiến thức về nhân vật lịch sử cho HS.

Sau khi tiến hành hỗ trợ HS tìm hiểu nhân vật lịch sử thông qua tính năng tạo poster của Canva, HS đạt được:

+ Về kiến thức: HS trình bày và giới thiệu được những nét khái quát về tiểu sử và công trạng của nhân vật Võ Nguyên Giáp.

+ Về năng lực: Năng lực công nghệ thông tin và năng lực lịch sử.

+ Về phẩm chất: Thông qua hoạt động tạo poster nhân vật, HS được củng cố phẩm chất yêu nước thông qua việc yêu nhân vật lịch sử có công lao đối với đất nước, tự hào về truyền thống xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)