Quy trình sử dụng Canva trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1954) để

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 64 - 67)

8. Bố cục của luận văn

2.2. Quy trình sử dụng Canva trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945-1954) để

để phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn của dạy học phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử chúng tôi đề xuất quy trình dạy học phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho HS THPT có sử dụng công cụ Canva hỗ trợ thiết kế.

Sơ đồ 1.1: Xây dựng quy trình dạy học phát triển NL THLS cho HS THPT có sử dụng công cụ Canva hỗ trợ

Bước 1: Xác định vấn đề

Xác định vấn đề là bước GV xác định mục tiêu của bài dạy. Phát triển năng lực HS là nội dung nằm trong Chương trình phổ thông 2018 nên hoạt động học tập sử dụng Canva cũng góp phần hình thành và phát triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt cho HS. Trong nghiên cứu này, GV tập chung hướng đến phát triển một thành phần năng lực đặc thù của môn Lịch sử - Thành phần năng lực Tìm hiểu lịch sử. Khi tổ chức hoạt động dạy-học, GV hướng dẫn HS đạt được:

Về kiến thức:

1/ HS nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

2/ HS tái hiện và trình bày được dưới hình thức nói hoặc viết diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp

3/ HS xác định được các sự kiện trong không gian và thời gian cụ thể.

Thành phần năng lực này sẽ được hình thành, phát triển thông qua việc GV tổ chức dạy học, hướng dẫn HS sưu tầm và khai thác tư liệu lịch sử; tái hiện kiến thức lịch sử; xác định được không gian của sự kiện lịch sử, thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Xác định vấn đề Nghiên cứu kiến thức, tìm ra giải pháp Lựa chọn các tính năng Thiết kế trên Canva, thử nghiệm, đánh giá Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

Về phẩm chất: Chương trình 2018 hướng tới phát triển 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Sử dụng Canva ngoài việc cung cấp cho HS nguồn học liệu về tranh ảnh, phim tư liệu, câu chuyện, nhân vật lịch sử cần góp phần khơi gợi cảm xúc của HS, đồng cảm, xót thương, nhân ái, ca ngợi, tự hào…

Bước 2: Nghiên cứu kiến thức bài học, tìm ra giải pháp

Sau khi xác định được mục tiêu, GV nghiên cứu cụ thể bài học để xác định những vùng kiến thức mới, kiến thức cũ nào phù hợp để phát triển NL THLS, từ đó đưa ra những giải pháp (GV lựa chọn PPDH, các tính năng của Canva phù hợp để dạy phát triển năng lực THLS).

Bước 3: Lựa chọn các tính năng

Lựa chọn các tính năng phải dựa trên các mục tiêu và biểu hiện đã được đề ra ở bước 1 để xây dựng các hoạt động học tập. Bởi vậy, khi tiến hành lựa chọn GV cần xem xét tính khả thi của các tính năng sao cho phù hợp với mục tiêu rồi cân đối tính năng đó với nội dung bài học và phương pháp dạy học định sử dụng. Nếu thấy khả thi thì áp dụng, nếu chưa thấy khả thi thì lựa chọn tính năng khác.

GV có thể sử dụng một số tính năng trên Canva để dạy học phát triển thành phần năng lực THLS như: thuyết trình, tạo áp phích, tạo biểu đồ, sơ đồ, phiếu học tập, tạo video bài giảng....

Bước 4: Thiết kế trên Canva, thử nghiệm, đánh giá

Đưa các ý tưởng, giải pháp để thiết kế trên các tính năng của công cụ Canva. GV tự xem xét, đánh giá sự phù hợp của sản phẩm được thiết kế với ý tưởng đề ra hay chưa, nếu không thì có thể thay đổi ý tưởng trình bày... Và cuối cùng của bước này là tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.

Bước 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh

- GV sử dụng các sản phẩm đã thiết kế của mình vào trong quá trình dạy học. (Tùy theo mục đích của giáo viên: chia sẻ, thảo luận với HS nội dung bài học; giao nhiệm vụ học tập cho HS; hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập; hướng dẫn HS sử dụng công cụ Canva, hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp thiết kế...để lựa chọn);

- GV điều hành, nhận xét, củng cố, định hướng; - Kiểm tra đánh giá: GV đánh giá; HS đánh giá. - Rút kinh nghiệm, cải tiến.

Lưu ý: Công tác chuẩn bị và quá trình dạy học trên lớp

Công tác chuẩn bị

- Đối với học sinh: Trong việc chuẩn bị bài ở nhà: Học bài cũ thật chu đáo, nghiên cứu bài mới, sưu tầm, thực hiện các nhiệm vụ học tập GV yêu cầu các tài liệu liên quan đến nội dung bài học; Trong quá trình học tập trên lớp: Tích cực tham gia vào các hoạt động học, hăng hái xây dựng ý kiến, nghiêm túc, có ý thức học tập, hợp tác và chia sẻ với các bạn trong lớp và trong nhóm được phân công.

- Đối với giáo viên: Dựa vào các yêu cầu, biểu hiện của thành phần năng lực THLS đối với cấp THPT để đưa ra các mục tiêu bài học, nhiệm vụ học tập, sử dụng các tính năng trong Canva cho phù hợp. GV cần nghiên cứu kĩ nội dung bài học. Sưu tầm các kiến thức liên quan tới bài học: chuẩn bị CNTT, phiếu học tập hay các dụng cụ, công cụ hỗ trợ cần thiết.

Quá trình lên lớp

- GV không nên lạm dụng các tính năng của công cụ liên tục mà nên linh hoạt, kết hợp với các công cụ, ứng dụng khác. Sử dụng công cụ kết hợp với các PPDH (đồ dùng trực quan, dùng lời, thảo luận nhóm, sử dụng sách giáo khoa Lịch sử, tài liệu tham khảo...) để đạt được mục tiêu dạy học.

Dựa vào quy trình dạy học phát triển NL THLS sử dụng công cụ Canva hỗ trợ giúp GV trong quá trình DHLS kiểm soát được quy trình dạy học của mình, biết được mình phải tiến hành những công việc nào, làm thế nào để đạt được kết quả tối ưu nhất. Làm theo quy trình cũng tạo cho GV thói quen theo dõi tiến độ, chất lượng, kiểm tra phương pháp xem phù hợp với định hướng phát triển NL THLS cho HS mà GV đặt ra.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 64 - 67)