Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ Canva để phát triển thành phần năng

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43 - 45)

8. Bố cục của luận văn

1.1.4. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng công cụ Canva để phát triển thành phần năng

năng lực tìm hiểu lịch sử

Vai trò

Canva là một công cụ CNTT lý tưởng cho dạy học phát triển thành phần năng lực THLS cho HS.

Với giáo viên: GV có thể sử dụng công cụ Canva như một giáo án mở mà ở đó cả GV và HS cùng nhau hoàn thiện, giải quyết các nhiệm vụ học tập. Hoặc trình

bày một bài giảng cụ thể và tổ chức hoạt động học tập cho HS (tính năng thuyết trình). Ngoài ra, GV sử dụng Canva như một công cụ hướng dẫn học sinh tự học (thiết kế phiếu học tập, tài liệu tham khảo, video...) hay tạo các bài kiểm tra nhanh, các phiếu đánh giá quá trình cho HS.

Với học sinh: HS dùng Canva như một công cụ để lưu trữ, trình bày tri thức lịch sử tìm hiểu được (tái hiện dưới dạng trình bày nội dung, sơ đồ hóa, biểu đồ hóa các thông tin lịch sử....), cùng hoạt động nhóm với các bạn trong lớp để hoàn thành các nhiệm vụ học tập GV giao, tương tác với GV khi chia sẻ các thiết kế để GV nhận xét, chỉnh sửa. Ở đó, các em HS tự thiết kế nội dung hoặc hoàn thành theo mẫu mà GV cung cấp để có được các kết quả trong bài học lịch sử. Đây là quá trình thể hiện rõ nhất sự sáng tạo và khả năng hiểu, trình bày, tái hiện lại tri thức lịch sử của từng cá nhân. Khi GV cho HS trình bày sản phẩm trên Canva sẽ thấy rõ mỗi sản phẩm được làm ra từ cá nhân hay nhóm học tập sẽ đều mang sắc thái riêng, không trùng lặp về trình bày, cho dù cùng một nội dung lịch sử.

Từ công cụ Canva, HS có thể được tiếp cận với các nguồn tư liệu khác nhau thông qua giáo án, bài giảng hay tư liệu GV chuẩn bị hoặc cá nhân HS, nhóm HS chuẩn bị. Sau khi HS tiếp cận tư liệu, sẽ có những nhận xét, đánh giá riêng của mình về các vấn đề lịch sử đang được đưa ra. Không những vậy, việc trao đổi, chia sẻ về sản phẩm của nhóm thông qua hoạt động trình bày trên lớp của HS sẽ giúp các thành viên của các nhóm HS khác học tập, tiếp thu tri thức từ nhóm trình bày. Như vậy, Canva dưới sự hướng dẫn đúng cách của GV sẽ là cầu nối tương tác giữa GV và HS, trở thành công cụ hữu ích cho dạy học phát triển thành phần năng lực THLS.

Ý nghĩa

Sử dụng Canva không chỉ là một công cụ công nghệ hỗ trợ giáo dục mới mà còn mang ý nghĩa sư phạm to lớn trong dạy học lịch sử.

Về kiến thức: Canva có thể sử dụng trong suốt tiến trình dạy học nhằm cung cấp kiến thức cho HS. Thông qua trang trình chiếu Canva, GV cung cấp các sự kiện lịch sử, tư liệu lịch sử, hình ảnh, video… giúp HS hình thành các tri thức lịch sử. HS được tiếp cận với lịch sử bằng hình ảnh trực quan sinh động nên lịch sử được rõ

nét và chân thực hơn. Hỗ trợ HS phân biệt được các loại hình tư liệu lịch sử, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được tư liệu lịch sử trong quá trình học tập.

Về năng lực: Từ việc cung cấp kiến thức, tài liệu và hỗ trợ tổ chức các hoạt động trong lớp học, Canva đã góp phần hình thành và phát triển các năng lực chuyên biệt của bộ môn cho học sinh trong đó có thành phần năng lực THLS. Ngoài ra, các em còn hình thành và phát triển các năng lực chung: năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng lực tự học (thông qua tính năng thuyết trình, phiếu học tập trên Canva), năng lực hợp tác (cộng tác nhóm để trình bày nhiệm vụ học tập trên Canva…

Về phẩm chất: Chương trình 2018 hướng tới phát triển 5 phẩm chất chủ yếu là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Sử dụng Canva ngoài việc cung cấp cho HS nguồn học liệu về tranh ảnh, phim tư liệu, câu chuyện, nhân vật lịch sử cần góp phần khơi gợi cảm xúc của HS, đồng cảm, xót thương, nhân ái, ca ngợi, tự hào… đều được khắc sâu hơn so với GV giảng một cách đơn thuần. Thông qua việc hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc sẽ góp phần hình thành tình thần yêu nước, HS ý thức về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn, xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt, việc sử dụng ứng dụng Canva tăng tính tương tác và sự hứng thú của HS trong tiết học. Tiết học lịch sử không còn nhàm chán và khô khan mà trở thành tiết học mới mẻ, thú vị.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 43 - 45)