Một số yêu cầu khi sử dụng công cụ Canva

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45 - 47)

8. Bố cục của luận văn

1.1.5. Một số yêu cầu khi sử dụng công cụ Canva

Canva là một công cụ hỗ trợ thiết kế trực tuyến nên khi GV sử dụng công cụ cũng chính là sử dụng một phần CNTT trong dạy học. Chính vì vậy việc sử dụng trước hết cần tuân thủ các yêu cầu giống như khi sử dụng CNTT vào dạy học nói chung và DHLS nói riêng. Dựa vào một số nghiên cứu khác nhau, có thể kể ra một số yêu cầu cơ bản như sau:

- Để thiết kế hiệu quả trên công cụ Canva, cả GV và HS đều phải hiểu các tính năng và cách sử dụng công cụ: Canva là tổ hợp rất nhiều tính năng, vì vậy đối với người mới sử dụng sẽ mất thời gian để tìm hiểu. Tuy nhiên, Canva đã có phiên bản

tiếng Việt, nên khi GV và HS sử dụng sẽ thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và thực hiện các thao tác chỉnh sửa.

- Muốn sử dụng công cụ Canva hiệu quả, GV và HS phải có sự hỗ trợ của Internet, máy tính hoặc điện thoại; tạo một tài khoản truy cập Canva bằng gmail hoặc facebook.

- Nội dung thiết kế cần đảm bảo tính sư phạm, tính hệ thống, tính khoa học và hệ thống:

+ Tính sư phạm: Khi thiết kế các hoạt động học tập trên Canva, GV phải căn cứ vào mục tiêu, cấu trúc, nội dung từng bài học và bám sát sách giáo khoa để lựa chọn tư liệu, hình ảnh, thông tin cho phù hợp.

+ Tính khoa học: Đặc thù của tìm hiểu lịch sử là tìm hiểu về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ. Chính vì vậy, nhiệm vụ của môn Lịch sử trong phát triển thành phần năng lực THLS là phải khôi phục được bức tranh trong quá khứ một cách chân thực, chính xác nhất. Lịch sử thì chỉ có một nhưng cách nhìn nhận lịch sử thì có rất nhiều. Do đó, GV phải cung cấp cho HS các nội dung và tư liệu chính xác, khoa học, đảm bảo về quan điểm và phương pháp luận.

+ Tính hệ thống: Có thể thấy các tư liệu lịch sử trên mạng vô cùng phong phú và sống động. Điều này một mặt tạo ra thuận lợi cho HS trong việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử vì được tiếp cận với nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Nhưng mặt khác, việc có quá nhiều tài liệu tham khảo mà không chính thống, không được xác minh lại dễ gây cho học sinh có những cái nhìn sai lệch về lịch sử, nhất là trong bối cảnh các thế lực thù địch đang thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình như hiện nay.

Để khắc phục tình trạng trên: GV phải biết lựa chọn và hướng dẫn HS tiếp cận các nguồn tư tư liệu, thông tin chính thống, nắm vững được quan điểm chính trị và tư tưởng trong nhìn nhận, đánh giá để học sinh học hỏi được cách sưu tầm tài liệu, khai thác tư liệu lịch sử từ giáo viên; Khi giao nhiệm vụ học tập cho HS hoạt động, GV luôn có hướng dẫn cụ thể, chi tiết giúp HS xác định được kiến thức cơ bản một cách ngắn gọn, xúc tích, cô đọng nhưng vẫn không làm mất đi giá trị lịch sử trong

đó. GV cũng phải hướng dẫn HS để tránh việc HS chỉ sao chép lại những gì có trong SGK, tư liệu hỗ trợ một cách dàn trải, lan man, thiếu trọng tâm.

Tóm lại, việc đảm bảo tính sư phạm, tính chính xác, khoa học và hệ thống trong kiến thức lịch sử không chỉ là nguyên tắc giáo dục mà còn là biện pháp quan trọng hàng đầu để thực hiện một bài học lịch sử hiệu quả, đảm bảo cả về kiến thức, kĩ năng, thái độ và qua đó phát triển năng lực cho HS.

- Sử dụng công cụ Canva phải phù hợp với đối tượng HS: đối với HS chưa từng tiếp cận, sử dụng công cụ Canva, GV cần giới thiệu, hướng dẫn HS làm quen với Canva, sau đó mới sử dụng hoặc giao nhiệm vụ cho người học. Đối với người học đã sử dụng thì GV cần tránh giao nhiệm vụ quá dễ gây nhàm chán hoặc quá khó học sinh không thể tiếp thu kiến thức được.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45 - 47)