Nguyên nhân thực trạng và định hướng giải quyết

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 57 - 61)

8. Bố cục của luận văn

1.2.2. Nguyên nhân thực trạng và định hướng giải quyết

Từ việc nghiên cứu lý thuyết và thực trạng dạy học lịch sử phát triển thành phần năng lực THLS, luận văn rút ra được một số vấn đề như sau:

Đa số GV rất tự tin về chuyên môn của mình và đã nhận thức được tính cấp thiết về việc đổi mới dạy học phát triển thành phần năng lực THLS. Trong quá trình DHLS, GV có tiếp cận những phương pháp dạy học tích cực và vận dụng các thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong tổ chức các hoạt động dạy học.

Bên cạnh những kết quả bước đầu đã đạt được, vẫn còn một số hạn chế: Về phía giáo viên:

+ Vẫn còn một bộ phận GV chưa thực sự thay đổi các phương pháp dạy học tích cực cho các bài dạy. Chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp dùng lời để truyền đạt “thầy nói, trò nghe”, “thầy đọc, trò chép”. Do đó, nhiều HS không nắm vững được kiến thức mà chỉ học thuộc lòng một cách máy móc, trả lời câu hỏi thì nhìn vào sách giáo khoa hoàn toàn...

+ Một số GV chưa đưa được các hình thức để HS rèn luyện cách nhận diện được các loại hình tư liệu lịch sử, tái hiện và trình bày diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp, xác định được các sự kiện trong không gian và thời gian cụ thể... Đôi khi, trong quá trình DHLS còn đưa ra các nhiệm vụ học tập với câu hỏi khó, HS không trả lời được, nhưng lại không có hệ thống câu hỏi gợi mở. Vấn đề này được thể hiện rất rõ trong hoạt động nhóm, GV chỉ nêu ra câu hỏi, nhưng lại không hướng dẫn HS trả lời câu hỏi đó như thế nào, k có hệ thống câu hỏi gợi mở vấn đề.

+ Năng lực CNTT của GV còn hạn chế làm giảm khả năng ứng dụng: đa phần vẫn sử dụng các công cụ, phần mềm CNTT truyền thống như Word, Power Point... ít tiếp cận các công cụ mới vào dạy học phát triển năng lực do rất nhiều nguyên nhân như: thói quen, lớp đông, điều kiện vật chất chưa đáp ứng... ngoài ra còn có thể thấy một nguyên nhân như luận văn đã phân tích đó là thiết kế một bài học theo

hướng sử dụng công nghệ thường mất nhiều thời gian, công sức, dễ sảy ra sai sót nên GV ngại sử dụng.

Về phía học sinh:

+ HS rất thích GV sử dụng CNTT trong DHLS.

+ Tuy nhiên, một bộ phận HS chưa nắm được bản chất của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nên khi trình bày còn bị thụ động, lúng túng. Khi trả lời và trình bày các nhiệm vụ học tập của GV, HS vẫn thường sử dụng sách giáo khoa là chủ yếu và thậm chí là trình bày lại như nguyên nội dung trong sách, chưa có sự độc lập tư duy.

+ Ngoài kênh thông tin là sách giáo khoa, rất ít HS sử dụng các kênh khác (tài liệu gốc, tài liệu văn học, internet, tài liệu giáo viên cung cấp...) vào học tập lịch sử, dẫn đến việc nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử của học sinh còn khó khăn.

+ Thực trạng HS chưa có sự say mê môn học, không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập còn nhiều. Đa phần khi được GV giao nhiệm vụ về nhà thì mới tìm hiểu còn đông, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc hiểu, ghi nhớ, trình bày các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử... của HS.

Định hướng giải quyết

- Về phía nhà trường: tổ chức các lớp tập huấn nhằm giới thiệu, cập nhật, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các công cụ, ứng dụng CNTT. Trang bị cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật, internet đầy đủ phục vụ tốt cho công tác dạy và học. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các GV trong nhà trường có cơ hội thường xuyên sử dụng CNTT trong các môn học. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử dân tộc, lịch sử khu vực để HS có cơ hội THLS.

- Về phía giáo viên: cần tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, xây dựng kế hoạch dạy học với mục tiêu và nhiệm vụ học tập rõ ràng, tăng cường sử dụng các loại hình tư liệu khác (tài liệu internet, tài liệu gốc, tài liệu văn học...) kết hợp với sách giáo khoa và công cụ CNTT để hỗ trợ truyền đạt, tạo điều kiện để HS hứng thú hơn trong giờ học lịch sử, từ đó dần khắc phục những thực trạng chưa tốt còn tồn tại trong việc dạy học phát triển thành phần năng lực lịch sử.

- Về phía học sinh: tích cực sử dụng công cụ CNTT để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Nâng cao năng lực tự học (trên lớp và ở nhà) để mở vốn kiến thức lịch sử.

Từ những cơ sở lý luận và phân tích thực trạng, chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp thêm một phần nhỏ bé chỉ ra một số vấn đề trong dạy học phát triển thành phần năng lực lịch sử; làm thay đổi nhận thức của thầy cô và học sinh về vấn đề sử dụng CNTT, sẵn sàng tâm lý tiếp cận và sử dụng những công cụ CNTT mới như Canva. Cũng từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp thiết thực, hữu ích giúp GV vận dụng vào quá trình giảng dạy tạo động lực yêu thích môn Lịch sử, phát huy thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử ở trường phổ thông.

Tiểu kết chương 1

Tổ chức DHLS nhằm định hướng phát triển năng lực cho HS nói chung và và dạy học phát triển thành phần THLS nói riêng đều là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra. Những yếu tố ấy đều có vai trò, ý nghĩa riêng trong cả quá trình dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử. Với vị trí trọng yếu của mình trong năng lực đặc thù môn Lịch sử, thành phần năng lực THLS là một phần không thể thiếu khi phát triển năng lực môn học.

Thành phần năng lực THLS có những đặc trưng riêng mà để đạt được mục tiêu phát triển thành phần này giáo viên cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, hình thức dạy học khác nhau, vận dụng các kĩ thuật khác nhau để phát triển thành phần năng lực. Trước hết, GV phải bám sát hướng dẫn trong Chương trình phổ thông tổng thể và Chương trình phổ thông môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) để có những định hướng, quan điểm đúng đắn về cách nhìn tiếp cận năng lực; hướng dẫn HS tiếp cận, bộc lộ những biểu hiện đặc trưng của thành phần năng lực THLS ra bên ngoài. Thành phần năng lực này sẽ được hình thành, phát triển thông qua việc GV tổ chức, hướng dẫn HS sưu tầm và khai thác tư liệu lịch sử; tái hiện kiến thức lịch sử; xác định được không gian của sự kiện lịch sử, thời gian xảy ra sự kiện lịch sử.

Qua nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn dạy học ở trường THPT Lương Tài 2, có thể thấy bản thân GV đã chủ động trong đổi mới PPDH, đã có những ứng dụng CNTT trong các giờ học nhưng chủ yếu vẫn mang hình thức, chưa thực sự có chiều sâu. Bản thân HS cũng đã ít nhiều tiếp xúc với CNTT trong dạy học nhưng chưa thường xuyên nên việc sử dụng CNTT để phát triển thành phần THLS cho các em còn nhiều hạn chế.

Thực tế này cho thấy rằng việc sử dụng công cụ Canva để dạy học phát triển thành phần năng lực THLS cho HS trường THPT Lương Tài 2 nói chung và cho khối 12 khi dạy Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 là điều cần thiết. Do vậy, GV phải là người chủ động tìm tòi, tiếp cận công cụ Canva vào việc dạy học phát triển thành phần năng lực THLS để từ đó đưa ra các biện pháp hợp lý nhằm phát triển thành phần năng lực THLS cho HS. Ở chương 2, chúng tôi đã đưa ra một số biện pháp sử dụng công cụ Canva trong dạy học lịch sử Việt Nam (1945- 1954) để phát triển thành phần năng lực THLS cho HS trường THPT Lương Tài 2.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG CÔNG CỤ CANVA TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1945-1954) ĐỂ PHÁT TRIỂN THÀNH PHẦN NĂNG

LỰC TÌM HIỂU LỊCH SỬ CHO HỌC SINH. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 57 - 61)