8. Bố cục của luận văn
1.2.1. Thực trạng việc sử dụng công nghệ thông tin nói chung, công cụ Canva nó
Canva nói riêng nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử ở trường trung học phổ thông
Để đánh giá thực trạng dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử hiện nay, luận văn sử dụng hai nguồn thông tin. 1/ Thông tin từ các sách chuyên khảo, các bài viết trên các trang web về vấn đề dạy học phát triển năng lực trong môn Lịch sử. 2/ Dựa vào khảo sát tìm hiểu thực trạng về vấn đề dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử ở THPT của GV môn Lịch sử (Trường THPT Lương Tài số 2, Trường THPT Lương Tài số 1, Trường THPT Kim Liên).
Về nội dung: Luận văn tập trung khảo sát, tìm hiểu ý kiến của giáo viên lịch sử về các vấn đề: thực trạng dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử ở các trường THPT hiện nay, những thuận lợi và khó khăn khi dạy học vấn đề này và quan niệm của GV về vấn đề sử dụng CNTT (trong đó có công cụ Canva) trong dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử. Từ đó tìm ra nguyên nhân thực trạng và đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm khắc phục các vấn đề còn lại. Khảo sát được thực hiện với 11 GV tại 3 trường - Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) và Trường THPT Lương Tài số 2, Trường THPT Lương Tài số 1 (Bắc Ninh).
Về phương pháp: Luận văn tiến hành khảo sát thông qua phiếu điều tra đối với 11 GV lịch sử của các trường nêu trên và 365 học sinh khối 12 trường THPT Lương Tài số 2 (Bắc Ninh).
Về kết quả: Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phát triển thành
phần năng lực THLS đối với GV thu được kết quả như sau. Khi được hỏi:
Em có biết công cụ Canva? Đối với học sinh trường THPT Lương Tài 2 khi được hỏi về công cụ Cava số HS chưa biết tới công cụ Canva chiếm phần đông (94.5%), số học sinh đã biết tới công cụ chiếm 5,5%. Tuy vậy, nhưng qua lời giới thiệu các tính năng của công cụ Canva có thể mang lại trong giờ học Lịch sử, đặc biệt là hỗ trợ phát triển thành phần năng lực THLS cho các em, HS đã rất tò mò và hứng thú muốn biết về công cụ này. Bởi vậy, khi tác giả đưa ra giả thuyết “Công cụ Canva sẽ hỗ trợ giáo viên trong và ngoài giờ học lịch sử trở nên hứng thú và hiệu quả hơn”. Em có mong muốn được trải nghiệm giờ học lịch sử có sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ? thì 100% số phiếu thu được, sẵn sàng đồng ý tham gia giờ học có sử dụng công cụ này.
Thầy, cô hãy cho biết mức độ cần thiết của việc dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh?
Đa phần các GV đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc dạy học phát triển thành phần năng lực THLS: số GV trả lời “rất cần thiết” chiếm 90.9%; “cần thiết” chiếm 9.1%.
Biểu đồ 1.1: Đánh giá của GV về mức độ cần thiết của việc dạy học phát triển thành phần NL THLS cho học sinh
90.9% 9.1%
Trong quá trình dạy học môn Lịch sử hiện nay, thầy cô đã chú ý tới phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh ở mức độ nào?
Trong số GV được khảo sát, có 18,2% (tức 2/11giáo viên) trả lời “có, rất chú ý”, điều này cho thấy số GV quan tâm và chú ý đến dạy học phát triển năng lực này còn hạn chế. Phần lớn GV có quan tâm, nhưng trong quá trình DHLS chỉ dạy chỉ điểm qua (chiếm 72.7%). Đã cho thấy thực trạng: mặc dù tất cả các GV đều nhận thức được việc dạy học học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh là rất cẩn thiết (100%) nhưng trong quá trình DHLS lại chỉ có 18,2% GV trả lời “có và đã chú ý” trong dạy học đến thành phần năng lực này và phần đông chiếm 72.7% “có chú ý, nhưng chỉ điểm qua”. Có hay chăng, GV rất muốn phát huy dạy học năng lực này cho HS nhưng trong thực tiễn dạy học vẫn chưa tìm ra PPDH phù hợp hoặc một số vẫn còn đang lúng túng chưa biết cách chọn, khai thác nội dung sự kiện lịch sử, chọn công cụ CNTT để phát huy thành phần năng lực.
Thầy, cô đã sử dụng những phương pháp dạy học nào để phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh?
Bảng 1.2: Tổng hợp ý kiến của GV về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học trong việc dạy học phát triển NL THLS
(Số lượng: người; tỷ lệ: %)
Phương pháp Mức độ sử dụng
Thường xuyên
Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Dùng lời 7 63.6 4 36.4 0 0 0 0 Trực quan 0 0 6 54.6 5 45.4 0 0 Sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và tài liệu tham khảo
9 81.8 2 18.2 0 0 0 0
Sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử
2 18.2 7 63.6 1 9.1 1 9.1
Grap 0 0 0 0 2 18.2 9 81.8 Dạy học nêu vấn đề 0 0 2 18.2 4 36.4 5 45.4 Dạy học tích hợp 0 0 0 0 1 9.1 10 90.9 Dạy học theo dự án 0 0 1 9.1 8 72.7 2 18.2 Hướng dẫn tự học trong môn Lịch sử 1 9.1 6 54.6 3 27.2 1 9.1
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, GV của 3 trường chủ yếu vẫn lựa chọn sử dụng phương pháp dùng lời (thường xuyên 63.6%, thỉnh thoảng 36.4%) và sử dụng sách giáo khoa Lịch sử và tài liệu tham khảo (thường xuyên 81.8%, thỉnh thoảng 18.2%) để dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử. Còn các phương pháp khác như dạy học nêu vấn đề, dạy học tích hợp, dạy học dự án... ít được GV sử dụng. Điều này vẫn xuất phát từ thói quen dạy học hàng ngày của các GV, sử dụng lời nói làm chủ đạo và coi sách giáo khoa là tài liệu chính thống, tài liệu tham khảo để củng cố, mở rộng kiến thức cho HS. Trên thực tế, các phương pháp này có ưu điểm giúp GV hoàn toàn có thể chủ động về nội dung bài giảng, trong khoảng thời gian một tiết học có thể truyền tải một khối lượng lớn kiến thức, giúp HS có thể nhớ kiến thức. Tuy nhiên, trong dạy học phát triển thành phần tìm hiểu lịch sử không những GV dạy học hỗ trợ HS nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử mà còn cần HS trình bày (nói hoặc viết) diễn trình các sự kiện, nhân vật, quá trình lịch sử từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện lịch sử trong không gian và thời gian cụ thể mà để phát triển các biểu hiện này thì GV ngoài các phương pháp dùng lời, sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cần phát huy ưu điểm của một số phương pháp khác như: sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử; Grap, dạy học dự án, dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề... để HS có cơ hội được trình bày và nâng cao khả năng năng lực tự học, tìm hiểu lịch sử của bản thân.
Việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử trong dạy học lịch sử thầy cô có khó khăn, thuận lợi nào?
Bảng 1.3: Tổng hợp ý kiến của GV về những yếu tố khó khăn và thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động học tập dạy học phát triển NL THLS
(Số lượng: người; tỷ lệ: %)
Yếu tố Khó khăn Thuận lợi
Số lượng
Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật (máy tính, mạng, máy chiếu, công cụ CNTT...)
8 72.7 3 27.3
Thời gian trong tiết học 7 63.6 4 36.4
Trình độ của GV 2 18.2 9 81.8
Tài liệu tham khảo phong phú 6 54.6 5 45.4
Hứng thú học tập của học sinh 1 9.1 10 90.9
Học sinh chưa thành thạo công cụ, phần mềm
6 54.6 5 45.4
Học sinh không có đủ điều kiện vật chất về CNTT
9 81.8 2 18.2
Lớp quá đông 11 100 0 0
Ý kiến khác....
Ở một khía cạnh khác, khi được hỏi việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử trong dạy học lịch sử thầy cô có khó khăn, thuận lợi nào?
+ Ý kiến của các GV lịch sử chỉ ra các khó khăn như: Điều kiện cơ sở vật chất (máy tính, mạng, máy chiếu...) chiếm 72.7%, thời gian trong tiết học (63.6%), học sinh không có đủ điều kiện về CNTT (81.8%), Học sinh chưa thành thạo công cụ, phần mềm (54.6%), lớp học quá đông (100%). Điều này phản ánh đúng thực tế dạy học ở Trường THPT Lương Tài số 1 và số 2 nói chung. Do huyện Lương Tài là một huyện nghèo, đông dân cư, nằm xa trung tâm thành phố Bắc Ninh nhất bởi thế các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật (máy tính, mạng, máy chiếu...) chỉ mới được đầu tư trong một vài năm gần đây, còn trước đó chưa được đầu tư nhiều. Vì thế, thực
trạng HS chưa thành thạo các công cụ, công nghệ trong quá trình học tập còn chiếm đa số (đây là yếu tố khó khăn lớn cản trở GV khi ứng dụng CNTT vào trong quá trình dạy học). Còn đối với các GV, nhất là GV đã có thâm niên 7,8 năm trở lên việc tiếp cận công cụ CNTT và các phương tiện kỹ thuật phục vụ dạy học vẫn còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu GV vẫn tự tìm tòi, tự học hoặc hỏi kinh nghiệm sử dụng từ đồng nghiệp mà chưa qua một khóa đào tạo chuyên nghiệp nào, xuất hiện hạn chế trong khi sử dụng CNTT là điều dễ hiểu. Điều đó làm cho khi GV muốn thiết kế một bài học theo hướng sử dụng công nghệ thường mất nhiều thời gian, công sức, dễ sảy ra sai xót nên làm GV ngại sử dụng. Mặt khác, sĩ số HS một lớp ở các địa điều tra khá đông (khoảng 38-42 HS). Với số lượng như vậy thì dù ở các môi trường giáo dục thuận lợi về CNTT như Trường THPT Kim Liên (Hà Nội) hay gặp khó khăn (Trường THPT Lương Tài số 1 và số 2) thì việc áp dụng các PPDH tích cực vào phát triển năng lực THLS cho HS cũng phần nào bị hạn chế. GV khó có thể quan tâm và kiểm soát hoạt động học tập của từng HS trong một giờ học. Vì thế nhiều HS ỷ lại, dựa dẫm, không tích cực chủ động suy nghĩ, tìm tòi kiến thức.
+ Các yếu tố được coi là thuận lợi được các GV đưa ra là: 1/ “trình độ của GV” chiếm 81.8% - hoàn toàn tương đồng với các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra “Phần lớn GV Lịch sử ở trường phổ thông là những người yêu nghề, nhận thức được tầm quan trọng của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh. Do vậy, họ biết vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức tổ chức, phương pháp/phương tiện dạy học cũng như kiểm tra đánh giá”. Điều đó đã nói lên rằng: các GV lịch sử hoàn toàn tự tin về trình độ kiến thức lịch sử của mình, đây là một thuận lợi lớn khi tiến hành dạy học với mục tiêu phát triển thành phần năng lực THLS. GV có tự tin, chủ động về trình độ của mình sẽ cung cấp đúng và đủ các dữ kiện, sự kiện lịch sử, tài liệu tham khảo cho HS, tạo điều kiện cho HS giải quyết các nhiệm vụ học tập chuẩn xác. 2/ “hứng thú của HS” chiếm 90.9%, có nghĩa là đa số GV đều ghi nhận sự hứng thú học tập của HS là yếu tố quan trọng, động lực để GV nghiên cứu và sử dụng các PPDH, CNTT vào dạy học phát triển năng lực này.
Bảng1.4: Mức độ thầy, cô sử dụng các phần mềm, công cụ công nghệ thông tin nào để hỗ trợ dạy học phát triển thành phần NL THLS (Số lượng: người; tỷ lệ: %) Các phần mềm, công cụ Mức độ sử dụng Thường xuyên Thỉnh thoảng
Hiếm khi Chưa bao
giờ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượn g Tỷ lệ Phần mềm soạn thảo văn bản Word 11 100 0 0 0 0 0 0 Phần mềm trình chiếu Power point 9 81.8 1 9.1 1 9.1 0 0 Phần mềm trình chiếu Prezi 0 0 0 0 3 27. 3 8 72.7 Công cụ Padlet 2 18.2 0 0 0 0 9 81.8 Công cụ Canva 0 0 1 9.1 2 18. 2 8 72.7
Google Docs, Google Photos...
0 0 5 45.4 4 36.
4
2 18.2
Các công cụ, phần mềm khác....
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, nhìn chung GV đã biết ứng dụng CNTT trong quá trình giảng dạy LS nói chung và dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử nói riêng. Tuy nhiên hầu hết GV mới chỉ dùng đến CNTT ở mức độ đơn giản, thông dụng nhất như soạn thảo văn bản, sử dụng Powerpoint để trình chiếu bài giảng. Đối với công cụ Canva, có 0% số GV thường xuyên sử dụng công cụ này, chỉ có 9.1% số GV là sử dụng thỉnh thoảng còn lại hiếm khi (18.2%) hoặc chưa bao giờ dùng (72.7%). Điều đó có nghĩa là công cụ Canva còn rất mới và chưa phổ biến đối với GV. Như vậy vai trò của công cụ Canva chưa thực sự được biết đến trong quá trình dạy học, chưa được phổ biến với GV dạy học
LS nói riêng và GV nói chung tại Bắc Ninh. Đây cũng là tình trạng chung của các GV THPT đặc biệt là ở vùng nông thôn như trường THPT Lương Tài 2. Vì vậy, việc giới thiệu công cụ Canva tới các GV càng trở nên cần thiết để GV sẽ biết thêm một công cụ hữu ích trong DHLS.
Việc kiểm tra, đánh giá thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử, thầy cô thường tiến hành dưới hình thức nào?
Biểu đồ 1.2: Hình thức, kiểm tra đánh giá thành phần NL THLS của GV
Khảo sát về mức độ cần thiết của sử dụng CNTT trong dạy học phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử
Bảng 1.5: Tổng hợp ý kiến của GV về mức độ cần thiết của sử dụng CNTT trong việc dạy học phát triển NL THLS
(Số lượng: người; tỷ lệ: %)
Mức độ Ý kiến của GV Ý kiến của HS
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
Rất cần thiết 9 81.8 321 87.9
Cần thiết 2 18.2 40 10.9
Không cần thiết 0 0 4 1.2
Qua bảng khảo sát trên cho thấy: rõ ràng cả GV và HS đều nhận thấy tầm quan trọng của CNTT trong môn Lịch sử nói chung và phát triển thành phần năng
lực THLS nói riêng. Bản thân người GV tìm thấy được những lợi ích mà CNTT đem lại cho bài giảng của mình, còn HS cũng cảm nhận được ý nghĩa của các tiết học sử dụng CNTT đem lại. 81.8% số GV cho rằng việc sử dụng CNTT là rất cần thiết, chứng tỏ số GV này đã tiếp cận, sử dụng hoặc sẵn sàng đổi mới để tiếp cận với nền giáo dục hiện đại hơn. Còn 18.2% số GV cho rằng mức độ sử dụng CNTT trong dạy học ở mức cần thiết có thể số nhóm GV này vẫn còn chưa sẵn sàng tiếp cận với các PPDH mới và còn hạn chế về trình độ CNTT có thể họ vẫn đề cao các phương pháp truyền thống hơn. Tuy nhiên, nhìn tổng thể chung có thể thấy, 100% GV được hỏi đều thừa nhận sự cần thiết của CNTT trong dạy học phát triển thành phần năng lực THLS cho HS, điều đó có nghĩa là, việc ứng dụng CNTT trong dạy học phát triển thành phần năng lực THLS là khả thi.
Về phía học sinh: Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học phát triển thành phần năng lực THLS đối với HS thu được kết quả như sau. Khi được hỏi:
Khi được hỏi “Em đã tự học như thế nào trước khi bước vào giờ học mới của môn Lịch sử?”, đa phần câu trả lời của các em đưa ra là: “khi nào được giao bài tập thì chuẩn bị, không giao thì không chuẩn bị” chiếm 82.1% (tương đương với 300/365 em HS); số HS “tự đọc trước sách giáo khoa lịch sử”, “tự đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi trong sách”, “tự tham khảo các tài liệu khác để mở rộng kiến thức” chiếm số lượng rất nhỏ, số phần trăm lần lượt là 4.1%; 0.5%; 13,3%. Qua đó, có thể thấy việc tự học để tìm hiểu bài mới của các em còn thụ động, vẫn chưa chủ động để tìm hiểu kiến thức bài mới. Điều này, dẫn đến hậu quả khi được