Sử dụng công cụ Canva để tổ chức hoạt động cho học sinh xác định thời gian

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

8. Bố cục của luận văn

2.3.2. Sử dụng công cụ Canva để tổ chức hoạt động cho học sinh xác định thời gian

thời gian xảy ra sự kiện của sự kiện lịch sử

Xác định thời gian xảy ra sự kiện là một đặc điểm của việc nhận thức một sự kiện lịch sử. Đối với HS, điều này giúp HS hiểu chính xác hơn tính chất và ý nghĩa sự kiện, việc xác định thời gian của sự kiện còn có ý nghĩa quan trọng đối với việc nhận thức về phân kì lịch sử, với việc nhận thức những sự kiện đương đại và đồng đại. Điều này góp phần hình thành ở học sinh tư duy lịch sử và quan điểm khoa học về sự phát triển của lịch sử theo các hình thái kinh tế - xã hội khác nhau.

Có nhiều cách để xác định thời gian của sự kiện như xác định khoảng thời gian xảy ra sự kiện không cần chính xác cụ thể ngày, tháng, năm nào. Ví như, không thể xác định thời gian xảy ra cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân nhưng lại biết cuộc tiến công chiến lược vào những năm 1953,1954, nên có thể hiểu thời điểm ấy là “cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953-1954”. Trong trường hợp một sự kiện lịch sử đã được xác định chính xác ngày, tháng, năm song GV vẫn có thể cho HS biểu tượng về khoảng cách thời gian của sự kiện. Ví như có thể nói “Cách mạng Tám giữa thế kỷ XX” thay cho “Cách mạng tháng Tám 1945” điều chủ yếu là nêu rõ cuộc cách mạng này có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với Việt Nam mà còn có ý nghĩa góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít lúc bấy giờ.

Tuy nhiên, việc xác định chính xác niên đại của một biến cố quan trọng là điều hết sức cần thiết trong dạy học lịch sử.

Ví dụ, ngày 2/9/1945 trên quảng trường Ba Đình (Hà Nội) trước mấy chục người tham gia cuộc mít tinh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc “Tuyên ngôn Độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sử dụng công cụ Canva để hỗ trợ học sinh xác định thời gian xảy ra sự kiện lịch sử, GV sử dụng các tính năng tạo bản đồ, sơ đồ, tạo các timeline kết hợp với phương pháp dùng lời để hướng dẫn HS xâu chuỗi, logic lại thời gian xảy ra các sự kiện, khi nhớ được một sự kiện, HS sẽ nhớ được niên đại của nhiều sự kiện khác; hoặc có thể dùng Canva tạo ra các dữ kiện mang tính biểu trưng, đặc trưng của thời điểm xảy ra sự kiện.

Ví dụ: Trong Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954), khi GV muốn nhấn mạnh cho HS nhớ, xác định được các dữ kiện thời gian chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ, GV thiết kế sơ đồ điền khuyết trên Canva và đưa ra nhiệm vụ học tập học sinh như sau: “Dựa vào sách giáo khoa lịch sử hiện hành từ trang 145 đến trang 152 và các tài liệu tham khảo GV cung cấp hãy điền vào chỗ chấm thời gian xảy ra các sự kiện chính

Hình 2.2: Sơ đồ điền khuyết GV thiết kế trên công cụ Canva để học sinh giải quyết nhiệm vụ học tập giáo viên yêu cầu.

Nhìn hình ảnh trên, có thể thấy để HS muốn tìm được thời gian của từng sự kiện chính bắt buộc các em phải đọc, nghiên cứu sách giáo khoa và các tài liệu giáo viên cung cấp mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Các dữ kiện thông tin bằng kênh chữ sẽ là những ghi chú chính để các em đi tìm kiếm thông tin, còn những hình ảnh và số liệu giáo viên cung cấp thêm có tác dụng tạo biểu tượng, dấu ấn về sự kiện lịch cho HS khi nhớ về chiến dịch Điện Biên Phủ (số quân của ta, số quân của địch, 2 tướng tiêu biểu của 2 bên, số lượng và nguồn gốc đóng góp vật chất của 2 bên...) HS làm nhiệm vụ học tập này sẽ vừa sâu chuỗi được các thời gian xảy ra của các sự kiện chính trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vừa khắc sâu được những nét chính của chiến dịch từ đó các biểu hiện của thành phần năng lực THLS của HS dần được bộc lộ.

Một phần của tài liệu Sử dụng công cụ canva trong dạy học lịch sử việt nam (1945 1954) nhằm phát triển thành phần năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)