Khái niệm tham vấn học đường

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

1.1.2. Khái niệm tham vấn học đường

Hiệp hội tham vấn học đƣờng Mỹ - ASCA (1990) định nghĩa tham vấn học đƣờng là “Giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trong quan hệ xã hội, trong công việc, trong nâng cao năng lực cá nhân, giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích. Nhà tham vấn học đường trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này, cũng như cung cấp các hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp” [21].

Theo Ed.Neukrug, tham vấn học đƣờng là “Quá trình cộng tác liên quan đến một nhà tham vấn làm việc với một giáo viên, nhà quản lý, bậc phụ huynh

hay các chuyên gia khác để chia sẻ những quan tâm về đứa trẻ để có thể đạt đến trình độ thực của mình. Công tác tham vấn giúp giúp các nhà tham vấn học được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để tập trung vào các vấn đề của học sinh và điều đó trợ giúp họ trong việc trở nên khách quan hơn trong khi tiếp xúc với những mối quan tâm của trẻ” [27].

Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) và một số tác giả khác: “Tham vấn học đƣờng là tất cả các hoạt động can thiệp nhằm mục đích giúp cho học sinh đƣợc phát triển tốt nhất, bao gồm cả hoạt động tham vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh” [7].

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2017: “Tham vấn tâm lý cho học sinh là sự tƣơng tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp (khi cần thiết) của cán bộ, giáo viên tƣ vấn đối với học sinh khi gặp phải tình huống khó khăn trong học tập, hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ với ngƣời khác hoặc nhận thức bản thân, từ đó tăng cảm xúc tích cực, tự lựa chọn và thực hiện quyết định trong tình huống đó” [2].

Từ các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: tham vấn học đường là tiến trình tương tác, trợ giúp tâm lý, can thiệp khi cần thiết của cán bộ, giáo viên làm công tác tham vấn với học sinh có vấn đề tâm lý nảy sinh trong học tập, mối quan hệ với người khác, từ đó giúp học sinh nhận thức được vấn đề của bản thân, khai thác được tiềm năng của bản thân để có thể tự lựa chọn và thực hiện việc giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)