Thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

1.4.1. Thuyết nhu cầu

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học ngƣời Mỹ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con ngƣời vào những năm 50 của thế kỷ XX.

Thuyết nhu cầu đƣợc miêu tả dƣới hình kim tự tháp 5 tầng, thể hiện nhu cầu tự nhiên của con ngƣời, phát triển từ nhu cầu cơ bản đến các nhu cầu cao hơn:

Biểu đồ 1.1. Tháp nhu cầu của Maslow

Năm cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow đƣợc phát triển theo thứ tự từ dƣới lên trên, tƣơng ứng với nhu cầu từ cơ bản đến cao cấp hơn. Maslow cho rằng 4 nhu cầu đầu tiên xuất phát từ sự thiếu hụt nên sinh ra nhu cầu để lấp đầy mong muốn này (Basic needs). Tuy nhiên với nhu cầu số 5, nó không xuất phát từ sự thiếu thốn mà bắt nguồn từ mong muốn tự nhiên của con ngƣời là phát triển bản thân (Meta needs).

Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)

Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu cơ bản nhất, bắt buộc phải đáp ứng đƣợc để con ngƣời có thể sống, tồn tại và hƣớng đến những nhu cầu tiếp theo trong tháp nhu cầu Maslow. Nhu cầu sinh lý bao gồm các nhu cầu nhƣ hơi thở, thức ăn, nƣớc uống, quần áo, nơi ở… Khi những nhu cầu này đƣợc thỏa mãn con ngƣời mới có thể hoạt động và phát triển tốt.

Sau khi nhu cầu sinh lý đƣợc đáp ứng, giúp con ngƣời có thể sống sót đƣợc, thì tiếp theo họ cần một điều gì đó để đảm bảo duy trì và giúp họ an tâm hơn để phát triển. Các nhu cầu đảm bảo an toàn gồm:

- An toàn về sức khỏe. - An toàn về tài chính.

- An toàn tính mạng, không gây thƣơng tích.

Sự phát triển từ nhu cầu sinh lý sang nhu cầu an toàn đƣợc thể hiện rõ nhất trong câu thành ngữ “Ăn chắc mặc bền” thành “Ăn ngon mặc đẹp”.

Nhu cầu các mối quan hệ, tình cảm (Love/Belonging Needs)

Khi những nhu cầu cơ bản của bản thân đƣợc đáp ứng đầy đủ, họ bắt đầu muốn mở rộng các mối quan hệ của mình nhƣ tình bạn, tình yêu, đối tác, đồng nghiệp… Nhu cầu này đƣợc thể hiện qua các mối quan hệ nhƣ gia đình, bạn bè, ngƣời yêu, các câu lạc bộ, … để tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi, giúp con ngƣời cảm thấy không bị cô độc, trầm cảm và lo lắng.

Nhu cầu được kính trọng (Esteem Needs)

Ở cấp này, nhu cầu của con ngƣời đề cập đến việc mong muốn đƣợc ngƣời khác coi trọng, chấp nhận. Nhu cầu đƣợc kính trọng trong tháp nhu cầu Maslow đƣợc chia làm hai loại:

Một là, mong muốn danh tiếng, sự tôn trọng từ ngƣời khác;

Hai là, lòng tự trọng đối với bản thân;

Nhu cầu thể hiện bản thân (Self – Actualization Needs)

Đây là nhu cầu cao nhất của con ngƣời, nó nằm ở đỉnh của tháp nhu cầu Maslow. Maslow cho rằng, nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó nhƣ 4 nhu cầu trên mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con ngƣời. Cho nên, nếu nhƣ nhu cầu này không đƣợc đáp ứng sẽ khiến con ngƣời cảm thấy hối tiếc vì những điều mình chƣa đƣợc thực hiện.

Hầu hết trong mỗi chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu này. Tuy nhiên, tùy vào mỗi cá nhân mà nhu cầu ít hay nhiều và trong từng giai đoạn nhu cầu sẽ khác nhau. Việc nắm đƣợc nhu cầu trong từng độ tuổi khác nhau sẽ giúp nhà tham vấn nhanh chóng và thuận lợi nắm bắt đƣợc tâm lý của trẻ trong độ tuổi trung học phổ thông, đồng thời có phƣơng án đáp ứng cũng nhƣ giải quyết các vấn đề mà trẻ thƣờng gặp phải trong giai đoạn này.

Tác giả vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu nhằm mục đích giải thích rằng con ngƣời có rất nhiều nhu cầu cần đáp ứng. Ngoài các nhu cầu cơ bản nhƣ: Ăn, uống, mặc, đi lại thì nhu cầu đƣợc học tập, phát triển và bộc lộ bản thân là nhu cầu cần thiết và cần đáp ứng ngay. Việc áp dụng thuyết nhu cầu vào nghiên cứu cũng giúp xác định nhu cầu tham vấn của các em học sinh THPT, từ đó làm rõ vấn đề cấp bách hoặc cảm xúc tiêu cực mà các em đang gặp phải, thông qua đó nhà trƣờng và cán bộ phụ trách TVHĐ có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu của các em thông qua các hình thức tham vấn phù hợp.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)