Thực trạng thực hiện tham vấn phục hồi cho học sinh trung học phổ

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

2.2.3. Thực trạng thực hiện tham vấn phục hồi cho học sinh trung học phổ

học phổ thông tại địa bàn nghiên cứu

TVPH đƣợc biết tới nhƣ là hoạt động hỗ trợ các bạn học sinh trong việc trở về trạng thái bình thƣờng. TVPH này đƣợc chia làm 2 hình thức chính, tùy thuộc các vấn đề khác nhau của học sinh để có phƣơng án hỗ trợ phù hợp bao gồm:

- Trực tiếp hỗ trợ học sinh;

- Kết nối nguồn lực phù hợp hỗ trợ học sinh.

Cùng với hoạt động TVCT, hoạt động TVPH cũng là 1 hoạt động đòi hỏi nhiều tính chuyên môn, yêu cầu ngƣời thực hiện phải đƣợc đào tạo chuyên nghiệp trong lĩnh vực tham vấn học đƣờng thì mới có thể đảm nhiệm vị trí này.

Hầu hết các em học sinh của cả 2 trƣờng đều bỏ qua phần khảo sát này do các em chƣa đƣợc tham gia.

Cô B.T.T.T, giáo viên trƣờng THPT Phan Huy Chú đồng thời cũng là 1 giáo viên hợp đồng đƣợc trƣờng THPT Quang Trung mời về để giảng dạy môn Hóa, cô chia sẻ về 1 số trƣờng hợp “học sinh đặc biệt” nhƣ các bạn thuộc thể tự kỷ nhẹ đã đƣợc can thiệp từ khi còn bé. Tuy nhiên nhà trƣờng và gia đình các bạn đều hƣớng tới phƣơng án “cho học sinh tự thích nghi thay vì tạo ra môi trường đặc biệt riêng”. Đối với việc can thiệp phục hồi đƣợc coi nhƣ sự “tái hòa nhập cộng đồng” trong học đƣờng, nhƣng hầu hết hiện nay do điều kiện đáp ứng còn hạn chế nhiều mặt, nên nhà trƣờng chủ yếu đáp ứng ở mặt “có sự quan tâm chú ý hơn” hoặc “có sự trao đổi khi cần thiết”, hơn

nữa “các vấn đề cũng chưa nghiêm trọng tới mức cần tới sự hỗ trợ từ bên ngoài” – cô T chia sẻ thêm.

Nhìn nhận 1 cách thực tế có thể thấy, có nhiều học sinh chịu tổn thƣơng về tinh thần ở thời điểm THPT hoặc trƣớc đó đều hoặc trở nên nghịch ngợm, thiếu kỷ luật hoặc trầm tính khó kết nối với những ngƣời xung quanh. Điều này trƣớc nhất là ảnh hƣởng trực tiếp tới chất lƣợng học tập của học sinh. Việc thành tích học tập đi xuống sẽ càng khiến các em rơi vào trạng thái cảm thấy bản thân thất bại, khó khăn để điều chỉnh cảm xúc cũng nhƣ hành vi cho phù hợp với độ tuổi và môi trƣờng của các em. Đối với những học sinh chịu tổn thƣơng tâm lý, khó khăn trong việc kết nối lại với các mối quan hệ xã hội có thể dễ vƣớng phải những tiêu cực khác trong học đƣờng nhƣ bạo lực học đƣờng, xâm hại hoặc bị xâm hại, trầm cảm, tự tử,... Không chỉ các em bị tổn thƣơng bị ảnh hƣởng mà đôi khi cũng kéo theo cả những học sinh khác xung quanh các em. TVPH không đƣợc đáp ứng kịp thời có thể khiến các em bị tổn thƣơng vĩnh viễn ngay cả khi đã ở độ tuổi trƣởng thành, trở thành cái vòng luẩn quẩn, khó khăn không có ai giúp hay ngay cả khi tự mình giải quyết vấn đề rồi thì cũng khó để quay trở lại hòa nhập với cuộc sống xã hội.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)