Yếu tố thuộc về chính sách

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

1.3.1. Yếu tố thuộc về chính sách

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc không chỉ chú trọng tới việc đào tạo văn hóa cho học sinh các cấp, mà còn có hƣớng phát triển và bồi dƣỡng nhiều hơn về mặt tâm lý và nhân cách cho các em học sinh, đặc biệt là giai đoạn THPT.

Ngày 17/07/2017, Nghị định 80/2017/NĐ-CP về Môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đƣờng. Theo đó, khi xảy ra bạo lực học đƣờng, cơ sở giáo dục áp dụng các biện pháp can thiệp nhƣ sau:

- Đánh giá sơ bộ về mức độ tổn hại và đƣa ra nhận định về tình trạng hiện thời của ngƣời học;

- Lập tức thực hiện các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tƣ vấn đối với ngƣời bị bạo lực; đồng thời theo dõi, đánh giá sự an toàn của ngƣời học bị bạo lực;

- Kịp thời thông báo với gia đình ngƣời học để phối hợp xử lý;

- Trƣờng hợp vƣợt quá khả năng giải quyết thì cơ sở giáo dục kịp thời thông báo cho cơ quan công an, UBND cấp xã và các cơ quan liên quan khác để phối hợp xử lý theo quy định pháp luật.

Ngày 18/12/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tƣ 31/2017/TT-BGDĐT về Hƣớng dẫn thực hiện công tác tƣ vấn tâm lý cho học sinh trong trƣờng phổ thông. Theo đó, nội dung tƣ vấn tâm lý cho học sinh bao gồm:

- Tƣ vấn tâm lý lứa tuổi, giới tính, hôn nhân, gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên phù hợp với lứa tuổi.

- Tƣ vấn, giáo dục kỹ năng, biện pháp ứng xử văn hóa, phòng, chống bạo lực, xâm hại và xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

- Tƣ vấn tăng cƣờng khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề phát sinh trong mối quan hệ gia đình, thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ xã hội khác.

- Tƣ vấn kỹ năng, phƣơng pháp học tập hiệu quả và định hƣớng nghề nghiệp (tùy theo cấp học).

- Tham vấn tâm lý đối với học sinh gặp khó khăn cần hỗ trợ, can thiệp, giải quyết kịp thời.

- Giới thiệu, hỗ trợ đƣa đến các cơ sở, chuyên gia điều trị tâm lý đối với các trƣờng hợp học sinh bị rối loạn tâm lý nằm ngoài khả năng tƣ vấn của trƣờng.

Ngày 28/11/2018, Thông tƣ 33/2018/TT-BGDĐT về Hƣớng dẫn thực hiện Công tác xã hội trong trƣờng học. Theo đó, nội dung thực hiện hoạt động gồm:

- Phát hiện các nguy cơ trong và ngoài cơ sở giáo dục có ảnh hƣởng tiêu cực đến ngƣời học; phát hiện các vụ việc liên quan đến ngƣời học có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, có hành vi bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

- Tổ chức các hoạt động phòng ngừa, hạn chế nguy cơ ngƣời học rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật

- Thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp đối với ngƣời học có hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với gia đình, chính quyền địa phƣơng và các đơn vị cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng, thực hiện việc can thiệp, trợ giúp đối với ngƣời học cần can thiệp, trợ giúp khẩn cấp hoặc giáo viên, ngƣời học có nhu cầu can thiệp, hỗ trợ.

- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng cho ngƣời học sau can thiệp hoặc ngƣời học, giáo viên, phụ huynh có nhu cầu hỗ trợ phát triển, hòa nhập cộng đồng.

Đây là tiền đề quan trọng, cũng là sự chấp thuận cần thiết của Nhà nƣớc trong việc mở đƣờng cho các hoạt động chăm sóc tinh thần đƣợc thực hiện và phát triển tại các nhà trƣờng trung học phổ thông.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)