Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

1.2.3. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của học sinh trung học phổ thông

Ý thức và sự tự ý thức của học sinh THPT ở giai đoạn này đã phát triển ở mức độ cao và có rất nhiều khác biệt so với giai đoạn độ tuổi trƣớc đó. Điều này đƣợc bộc lộ qua hoạt động học tập, sự phát triển nhận thức và trí tuệ, định hƣớng giá trị nghề và chọn nghề... Đối với mỗi yếu tố này, lứa tuổi học sinh THPT đều có những đặc điểm tâm lý và nhu cầu khác nhau để đƣợc bộc lộ và thỏa mãn.

1.2.3.1. Hoạt động học tập

So với giai đoạn trƣớc, học tập của giai đoạn này có nhiều điểm khác. Điều này đƣợc thể hiện qua bốn điểm sau:

- Thứ nhất: Nội dung các môn học ở trƣờng trung học phổ thông có tính lí luận cao hơn, khối lƣợng kiến thức nhiều hơn so với nội dung học trung học cơ sở ở trƣờng tiểu học, học sinh chủ yếu đƣợc làm quen và hình thành hoạt động học tập, thông qua các khái niệm gắn với các sự vật cụ thể, ở trung học cơ sở học sinh chủ yếu học phƣơng pháp học và bƣớc đầu lĩnh hội các khái niệm khoa học, ở trƣờng trung học phổ thông học sinh phải lĩnh hội hệ thống khái niệm có tính trừu tƣợng. Vì vậy, việc học đòi hỏi sự nỗ lực, tính độc lập và sự phát triển cao của tƣ duy lí chuẩn.

- Thứ hai: Thái độ học tập của độ tuổi này có nhiều điểm chú ý. Một mặt các em có tính tự giác cao hơn, tích cực hơn so với các lứa tuổi trƣớc, do các em ý thức đƣợc tầm quan trọng của việc học tập đối với nghề nghiệp trong tƣơng lai, mặt khác thái độ học tập của các em đã có sự phân hoá cao. Việc học tập của các em có tính lựa chọn rõ ràng. Các em tập trung học nhiều hơn đối với các môn học liên quan tới nghề và trƣờng định chọn để thi, hoặc các môn gây hứng thú đặc biệt. Do tập trung vào một số môn học, nên các môn khác ít đƣợc chú ý hơn.

- Thứ ba: Động cơ học tập của các em ở giai đoạn này có tính hiện thực, gắn liền với nhu cầu và xu hƣớng nghề nghiệp. Các động cơ khác nhƣ động cơ xã hội học vì danh dự, vì lời khen…không còn chiếm ƣu thế nhƣ đối với các học sinh lớp dƣới.

- Thứ tƣ: Có sự phân hoá rất rõ ở giai đoạn này trong học tập. Xuất hiện nhiều nhóm học sinh, trong đó có hai nhóm cần đƣợc chú ý nhiều: Nhóm học sinh có năng khiếu trong lĩnh vực nào đó (khoa học tự nhiên, công nghệ) nghệ thuật, thể thao…), đƣợc tuyển chọn và đƣợc học tập trong các trƣờng lớp, chuyên từ nhỏ; những học sinh có năng lực tốt và có hứng thú cao với các môn học nhất định. Đây là những học sinh có năng lực, tích cực, có động cơ nhận thức cao và tự giác, say mê học tập. Vì vậy, các em thƣờng đạt thành tích cao trong học tập. Ngƣợc với nhóm trên, có không ít học sinh học có kết quả học không tốt, ngại học. Nhiều em trong số này cho rằng trong điều kiện thi cử nhƣ hiện nay, việc học để vào đại học của mình là khó khăn. Do vậy các em học với thái độ đối phó. Thậm chí có hành vi liêu cực nhƣ bỏ học, trốn học hoặc các hành vi tƣơng tự.

1.2.3.2. Sự phát triển nhận thức và trí tuệ

Tính độc lập, chủ động, sáng tạo trong nhận thức là đặc trƣng tâm lí của của các em đầu thanh niên. Các em quan tâm tìm hiểu nhiều lĩnh vực, kể các các lĩnh vực bên ngoài nội dung học lập. Vốn hiểu biết của các em rất phong phú và sâu sắc. Tuy nhiên, các phẩm chất nhận thức này ở học sinh phụ thuộc rất nhiều vào dạy học của nhà trƣờng. Trong thực tế hiện nay nội dung và phƣơng pháp dạy học trong nhà trƣờng còn nhiều bất cập, làm ảnh hƣởng đến khả năng nhận thức của các em.

Hứng thú học tập của các em có sự phân hoá rất rõ. Một số quan tâm nhiều đến các môn khoa học tự nhiên, số khác lại hƣớng đến các khoa học xã hội… Sự phân hoá hứng thú của học sinh đến các môn học khác nhau chủ yếu

liên quan tới các môn học sẽ phải thi vào đại học hoặc vào trƣờng dạy nghề tƣơng ứng.

Các em có thể độc lập giải thích nguyên nhân, chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết và đƣa ra các kết luận theo ý riêng của mình về một vấn đề khoa học cũng nhƣ trong cuộc sống. Mặt khác, thông qua các môn khoa học đƣợc học trong nhà trƣờng, các em cũng đã tích luỹ đƣợc hệ thống khái niệm khoa học cơ bản về tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Các khái niệm khoa học này đã trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động trí tuệ của các em. Nhìn chung trí tuệ của thanh niên học sinh đã đạt đến mực độ trƣởng thành.

1.2.3.3. Định hướng giá trị nghề và chọn nghề

Chọn nghề luôn là sự quan tâm thƣờng trực của học sinh trong suốt thời kì học trung học phổ thông thậm chí trung học cơ sở. Những câu hỏi kiểu nhƣ học lên đại học hay học nghề? Vào học trƣờng nào? Sẽ làm nghề gì? Sẽ trở thành ngƣời nhƣ thế nào về phƣơng diện nghề nghiệp?… Trong quá trình định hƣớng giá trị và chọn nghề sự biển đổi của thanh niên học sinh và sinh viên trải qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ năm 13 hoặc 15 tuổi (cuối THCS đầu THPT), ở các em xuất hiện những biểu tƣợng ban đầu về nghề nghiệp và giá trị của các nghề. Các em có sự đánh giá, so sánh những yêu cầu của các nghề với khả năng của mình với các nghề đó và hƣớng đến một nghề nhất định mà các em sẽ theo đuổi trong tƣơng lai. Tuy nhiên, các em thƣờng lí tƣởng hoá lĩnh vực nghề nghiệp sẽ chọn, do sự hiểu biết về nghề cũng nhƣ hệ thống nghề trong xã hội còn mơ hồ, cảm tính và phiến diện nên định hƣớng ban đầu về nghề của trẻ em trong giai đoạn này chƣa ổn định, thƣờng xuyên thay đổi theo mức độ nhận thức của các em qua các năm học.

- Giai đoạn 2: từ 16 đến 18 tuổi là giai đoạn cụ thể hóa. Lúc này các em rất tích cực tìm hiểu đặc điểm về nghề trong xã hội, thƣờng xuyên so sánh, cân nhắc giá trị của các nghề cũng nhƣ yêu cầu của các nghề và thƣờng xuyên đối chiếu với khả năng và điều kiện của bản thân. Đến năm cuối của trung học phổ thông hầu hết học sinh đã lựa chọn cho mình một vài nghề và đồng thời cũng đã chuẩn kiến thức và tâm thế cho việc tuyển chọn và học nghề đã lựa chọn.

- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ 19 đến 20 tuổi là giai đoạn cá nhân tích lũy kiến thức, hình thành kĩ năng và các yếu tố lâm lí phù hợp với các công việc của nghề trong tƣơng lai. Mặc dù đang học nghề nhƣng trong giai đoạn này, tâm lí nghề của cá nhân thƣờng không ổn định, hay giao động.

Có sự khác biệt tƣơng đối rõ ràng về các phƣơng diện cá nhân, giới, tầng lớp xã hội và truyền thống văn hóa trong việc định hƣớng giá trị và chọn nghề của các em trƣớc khi bƣớc vào các trƣờng học nghề.

Mặc dù luôn trăn trở với nghề nghiệp trong tƣơng lai nhƣng sau khi kết thúc THPT nhiều em vẫn chƣa chọn đƣợc nghề phù hợp với mình. Vì đây là công việc rất khó khăn. Quá trình định hƣớng giá trị và chọn nghề chịu sự tác động của nhiều yếu tố nhƣ: sự phát triển, biến đổi và quảng bá của mạng lƣới nghề trong xã hội trên các phƣơng tiện thông tin và các phƣơng thức khác; mức độ tích cực của học sinh; yếu tố văn hoá cộng đồng và hoạt động hƣớng nghiệp của xã hội. Trong suốt thời kì định hƣớng giá trị và chọn nghề, việc hƣớng nghiệp của gia đình, nhà trƣờng và xã hội có vai trò chủ đạo.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 33 - 37)