Xây dựng kế hoạch tham vấn cụ thể cho học sinh

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 121 - 122)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

3.3.2.Xây dựng kế hoạch tham vấn cụ thể cho học sinh

Thông qua khảo sát có thể thấy, các hoạt động tuy đã đƣợc đƣa vào hoạt động nhƣng còn chƣa đầy đủ, chủ yếu tập trung vào các hoạt động TVPN và TVPT, còn đối với TVCT và TVPH thì hầu hết đều chƣa có kế hoạch cụ thể cũng nhƣ chƣa có phƣơng hƣớng hành động rõ ràng.

Đối với hoạt động TVPN, cần duy trì các hoạt động thƣờng xuyên, tính chất phổ quát nhằm tiếp cận đƣợc với học sinh toàn trƣờng. TVPN không chỉ là 1 hoạt động TVHĐ cơ bản mà còn là lá chắn giúp bảo vệ các em học sinh trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn. Hoạt động có thể kết hợp với các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt dƣới cờ (theo hƣớng dẫn về các hình thức thực hiện hoạt động TVHĐ của Thông tƣ 31/2017 TT-BGDĐT), tuy nhiên cần có sự tách bạch nội dung của hoạt động TVPN với các nội dung hoạt động khác, đồng thời phải có sự lƣợng giá sau mỗi hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu xu hƣớng của các em, từ đó điều chỉnh hoạt động đƣợc phù hợp về cả nội dung, hình thức tổ chức và cách thức tiếp cận.

Đối với hoạt động TVCT, nhà trƣờng cần xây dựng chƣơng trình can thiệp phổ quát dành cho học sinh toàn trƣờng, nhằm sàng lọc, phát hiện sớm những nguy cơ tiềm ẩn trong môi trƣờng học đƣờng cũng nhƣ trong chính mỗi học sinh. Chƣơng trình can thiệp phổ quát cần đƣợc thực hiện định kỳ theo từng năm học hoặc từng kỳ học nhằm duy trì việc theo dõi diễn biến xu hƣớng phát triển của học sinh. Trong số các hoạt động TVHĐ, TVCT là một trong số những hoạt động yêu cầu chuyên môn kỹ thuật cao, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực lâm sàng trong học đƣờng, nhằm nhạy bén trong việc nhìn nhận vấn đề, từ đó xây dựng kế hoạch phù hợp nhằm can thiệp giải quyết vấn đề mà học sinh đang mắc phải.

Đối với hoạt động TVPH, tƣơng tự nhƣ TVCT, TVPH cũng cần chuyên môn kỹ thuật cao, đồng thời cũng cần ngƣời thực hiện có khả năng kết nối

nguồn lực cũng nhƣ các yếu tố có khả năng thúc đẩy sự phục hồi của học sinh nhƣ gia đình, bạn bè, thầy cô giáo. Với mỗi trƣờng hợp, tùy vào mức độ nặng nhẹ, điều kiện hoàn cảnh, nguồn lực hỗ trợ, TVV phụ trách cần xây dựng lộ trình phù hợp riêng với từng đặc tính cá thể khác nhau. TVPH là 1 trong những hoạt động khó, yêu cầu ngƣời thực hiện cần nhạy bén, linh hoạt từ khâu tiếp nhận trƣờng hợp cho tới khi lƣợng giá kết thúc làm việc.

Đối với hoạt động TVPT, đây là 1 hoạt động không có tính cố định, phần vì bị ảnh hƣởng bởi tính cá thể ở mỗi trƣờng khác nhau, mỗi nhóm học sinh khác nhau, phần vì hoạt động này cần đáp ứng đƣợc cả xu hƣớng phát triển của xã hội bên ngoài. Việc lựa chọn những nội dung, kiến thức, kỹ năng cho học sinh nhằm thúc đẩy học sinh phát triển, không ngừng bồi dƣỡng hoàn thiện bản thân cần đƣợc phù hợp với xu hƣớng xã hội. Điều này không chỉ giúp các em bắt kịp đƣợc với những đổi thay không ngừng, còn giúp các em lƣờng trƣớc những khó khăn hay thách thức mà bản thân có thể gặp phải trong trƣơng lai. Ngƣời thực hiện hoạt động cần có cái nhìn cởi mở, khách quan, không ngại tiếp nhận những điều mới mẻ, đồng thời cũng rất cần sự đa dạng trong cách thức hoạt động, nhằm ứng phó đƣợc với những tình huống bất ngờ, không lƣờng trƣớc có thể xảy ra.

Nhìn chung, việc chuẩn hóa chƣơng trình kế hoạch TVHĐ cho học sinh THPT phụ thuộc rất nhiều vào năng lực chuyên môn cũng nhƣ tƣ chất của ngƣời quản lý hoạt động TVHĐ tại các trƣờng.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 121 - 122)