Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 117 - 119)

7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU

3.2.2. Cơ sở pháp lý

3.2.2.1. Thông tư 31/2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Thông tƣ 31 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2017 nhằm “Hƣớng dẫn thực hiện công tác tƣ vấn tâm lý cho học sinh trong trƣờng phổ thông” với mục đích:

Phòng ngừa, hỗ trợ và can thiệp (khi cần thiết) đối với học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý trong học tập và cuộc sống để tìm hƣớng giải quyết phù hợp, giảm thiểu tác động tiêu cực có thể xảy ra; góp phần xây dựng môi trƣờng giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và phòng, chống bạo lực học đƣờng.

Hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cƣờng ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách.

Thông tƣ đƣợc thực hiện dƣới 2 nguyên tắc: Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lƣợng trong nhà trƣờng và sự tham gia của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ hợp pháp của học sinh (gọi chung là cha mẹ học sinh) và các lực lƣợng ngoài nhà trƣờng có liên quan trong các hoạt động tƣ vấn tâm lý

học sinh; Đảm bảo quyền đƣợc tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tƣ vấn tâm lý theo quy định của pháp luật.

Việc đề xuất biện pháp đƣợc dựa trên mục đích hoạt động cũng nhƣ đảm bảo nguyên tắc khi thực hiện TVHĐ.

3.2.2.2. Thông tư 33/2018 của Bộ Giáo dục & Đào tạo

Thông tƣ 33 của Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành ngày 28/11/2018 nhằm “Hƣớng dẫn công tác xã hội trong trƣờng học” với mục đích: Nâng cao kiến thức và kỹ năng để ngƣời học tự giải quyết các khó khăn, căng thẳng, khủng hoảng tạm thời về tâm lý, phát huy tiềm năng, năng lực học tập của bản thân. Bảo vệ ngƣời học trƣớc nguy cơ bị xâm hại, bị bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế tình trạng ngƣời học bỏ học, vi phạm pháp luật; Nâng cao nhận thức, kỹ năng của cha mẹ hoặc ngƣời giám hộ của ngƣời học trong việc hiểu, chia sẻ, đồng hành cùng ngƣời học. Hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong cơ sở giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng về công tác xã hội trong trƣờng học; Kết nối nguồn lực từ cộng đồng tham gia, phối hợp cùng cơ sở giáo dục thúc đẩy hoạt động công tác xã hội trong trƣờng học.

Thông tƣ đƣợc thực hiện với việc đảm bảo nguyên tắc CTXH trong trƣờng học gồm: Giữ bí mật các thông tin cá nhân của ngƣời học, trƣờng hợp chia sẻ thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật; Tôn trọng các đặc điểm riêng biệt, tính cách, phẩm chất, hoàn cảnh cá nhân của ngƣời học, đặt ngƣời học vào vị trí trung tâm của các hoạt động trợ giúp; Lắng nghe ý kiến của ngƣời học và tạo cơ hội để ngƣời học tham gia tối đa vào việc thảo luận các giải pháp đối với những vấn đề của bản thân.; Bảo đảm mọi quyết định đƣa ra đều có sự cân nhắc kỹ lƣỡng vì lợi ích tốt nhất của ngƣời học nhƣng không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời khác; Bảo đảm

mối quan hệ bình đẳng, khách quan, chuẩn mực giữa ngƣời học với ngƣời tham gia công tác xã hội trong trƣờng học.

Việc đề xuất biện pháp thực hiện hoạt động vừa phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện CTXH trƣờng học, vừa phải đáp ứng phù hợp mục đích đã đƣợc đề ra.

Một phần của tài liệu Hoạt động tham vấn học đường cho học sinh trung học phổ thông tại quận đống đa, thành phố hà nội (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)