Thực trạng tự thực hiện và thuê ngoài dịch vụ logistics của doanh

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

gian vừa qua

2.1.1. Thực trạng tự thực hiện và thuê ngoài dịch vụ logistics của doanhnghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Bảng 2.1: Tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài một số hoạt động logistics với mức độ thuê ngoài > 50% trong thời gian vừa qua (%)

Hoạt động logistics Năm 2017 Năm 2019 Năm 2020

Vận tải quốc tế 36 61,4 54,2

Quản lý kho và tồn kho 12 23,6 -

Kho bãi 16 - 17,1

Thu mua nguyên vật liệu - - 14,8

Khai báo hải quan - 27,1 34,1

Giao nhận hàng hóa 23 14,4 38

Quản lý hệ thống CNTT logistics 14 22,5 -

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ báo cáo logistics 2017-2020

Bảng 2.1 mô tả một số hoạt động logistics tiêu biểu của các doanh nghiệp Việt Nam và tỷ lệ doanh nghiệp thuê ngoài các hoạt động đó. Xét theo mức độ thuê ngoài ước tính hơn 50%, xu hướng tăng trưởng chung cho cả giai đoạn 2017 – 2020. Các hoạt động liên quan đến vận tải (cả nội địa và quốc tế) và giao nhận thể hiện sự tăng trưởng về số doanh nghiệp thực hiện thuê ngoài lớn nhất. Trong đó, lần lượt tỷ lệ số doanh nghiệp thuê ngoài vận tải nội địa tăng 14,2%; vận tải quốc tế tăng 18,2% và giao nhận hàng hóa tăng 15% khi so sánh số liệu năm 2020 với năm 2017.

Bên cạnh việc quyết định thuê ngoài với mức độ cao một số dịch vụ logistics như vận tải hay giao nhận, xếp dỡ thì phần lớn các doanh nghiệp vẫn tự thực hiện các dịch vụ logistics có liên quan tới sản xuất, kinh doanh như: thu mua nguyên vật liệu (năm 2017 & 2019 không có thống kê, năm 2020 chỉ có 14,8% số doanh nghiệp thuê ngoài trên 50%), trong khi số lượng doanh nghiệp thực hiện thuê ngoài hoạt động kho bãi với mức độ thuê ngoài lớn hơn 50% rất thấp (dưới 1/5). Trong hoạt động kho bãi, các doanh nghiệp muốn tự đầu tư xây kho chủ yếu nằm ở lĩnh vực linh kiện điện tử với mục đích bảo mật thông tin, hoặc một số doanh nghiệp chế biến gỗ tìm kiếm các khu vực xung quanh thị trường tiêu thụ để xây kho với chi phí mặt bằng vừa phải, đồng thời cũng tiết kiệm được chi phí vận tải từ kho đến điểm bán.

Theo một số khảo sát, có hai lý do chính để các doanh nghiệp sản xuất vẫn còn tự thực hiện hoạt động logistics đó là quy trình nghiệp vụ bị gián đoạn nếu thuê ngoài (chiếm 54,8%) và chi phí thuê ngoài cao (chiếm 41,9%). Bên cạnh đó, có 32,3% doanh nghiệp lo ngại việc rò rỉ thông tin khi thuê ngoài.

Hình 2.1: Lý do tự thực hiện các hoạt động logistics (%)

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2018

Về nguyên nhân khiến các doanh nghiệp quyết định thuê ngoài dịch vụ logistics, tỷ lệ doanh nghiệp cho rằng không có khả năng làm hoạt động logistics là lý do lớn nhất (54,1%) và mức độ chuyên nghiệp khi thuê ngoài cao hơn (54,1%); dịch vụ mà các doanh nghiệp logistics cung ứng đa dạng hơn (35,1%) và chi phí thấp hơn so với việc tự thực hiện (21,6%).

Hình 2.2: Lý do doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics (%)

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2018

Quyết định của doanh nghiệp khi thuê ngoài dịch vụ logistics nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics và góp phần quan trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải đặt ra những tiêu chí nhất

định cho việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics. Trong đó, chất lượng dịch vụ là tiêu chí đặt lên hàng đầu (86,1%). Tiếp đó là giá cả và sự linh hoạt cũng cần quan tâm tới (80,6%), thể hiện khả năng thích ứng với nhu cầu thay đổi của khách hàng. Thời gian cung ứng dịch vụ và chính sách hỗ trợ khách hàng cũng có tầm quan trọng không nhỏ (63,9% và 47,2%). Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa đánh giá quá nhiều tới các nguồn lực như con người (11,1%) và hệ thống công nghệ thông tin (13,9%).

Hình 2.3: Tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics (%)

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2018

Bên cạnh đó, việc đánh giá mức độ quan trọng của các tiêu chí cũng rất cần thiết, mục đích để lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics một cách hợp lý và đạt hiệu quả nhất.

Hình 2.4: Mức độ quan trọng của các tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ logistics

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2020

Mức độ quan trọng của giá cả và chất lượng dịch vụ được các doanh nghiệp đánh giá cao nhất (lần lượt 4,83 và 4,61 điểm). Các tiêu chí khác như phạm vi – địa bàn hoạt động, sự đa dạng về dịch vụ và uy tín trên thị trường cũng được quan tâm ở mức độ cao (trên 4 điểm tức là mức độ quan trọng). Mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp được đánh giá 3,77 điểm – mức độ quan trọng thấp nhất nhưng đây vẫn là mức độ khá cao, thể hiện rằng các doanh nghiệp cũng đang quan tâm tới việc phát triển mối quan hệ với nhà cung ứng dịch vụ logistics.

* Đánh giá thực trạng trên:

Các kết quả khảo sát trên cho thấy, những tiêu chí được doanh nghiệp quan tâm nhất khi thuê ngoài dịch vụ logistics tập trung chủ yếu vào hai nhóm là chi phí thuê ngoài và chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp

Về chi phí, có thể khẳng định rằng hoạt động thuê ngoài giúp giảm vốn đầu tư của doanh nghiệp vào cơ sở vật chất và giảm tổng chi phí trong hoạt động logistics. Tuy nhiên, song song với lợi ích về chi phí thì cũng có những rủi ro tồn tại đó là chi phí hợp tác với doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics quá cao, là nỗi lo của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lúc này, chúng ta nói đến sự lựa chọn các nhà cung cấp dịch vụ logistics và chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp được đưa lên yếu tố hàng đầu. Do đó khi thuê ngoài logistics cần xem xét ngân sách, nguồn lực tài chính có phù hợp, có xứng đáng với chất lượng dịch vụ mà các công ty làm dịch vụ logistics (3PL) mang lại. Doanh nghiệp cũng nên thuê ngoài khi biết kết hợp lợi thế của bản thân với các nhà cung cấp dịch vụ logistics, có thể điều khiển chủ động quá trình hợp tác giữa hai bên. Chính vì vậy, một chiến lược thuê ngoài dịch vụ logistics hiệu quả trước hết phải bắt đầu bằng việc quyết định chính xác hoạt động nào cần thiết phải thuê ngoài trong chuỗi mà mình không tự làm được, hoạt động nào cần tự làm hoặc không cần thiết phải thuê ngoài. Tiếp theo là cần xác định được các nhà cung cấp dịch vụ logistics phù hợp (doanh nghiệp 3PL), đáp ứng các tiêu chí mà doanh nghiệp cần, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa các kỹ năng chuyên môn và khắc phục các bất lợi của hình thức thuê ngoài.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)