Giải pháp từ phía doanh nghiệp bán lẻ

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 - 55)

Thứ nhất, doanh nghiệp bán lẻ cần thay đổi tư duy về hoạt động logistics,

thay đổi quan điểm thuê ngoài dịch vụ logistics là tốn kém, phải tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong hoạt động chuỗi cung ứng hàng hóa. Doanh

nghiệp bán lẻ cũng cần học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm trong việc tham gia chuỗi cung ứng, học cách thiết lập chuỗi cung ứng và chủ động hơn trong việc đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định cho các cơ sở của doanh nghiệp bán lẻ như siêu thị, cửa hàng bán lẻ.

Thứ hai, doanh nghiệp bán lẻ cần chú trọng xây dựng chiến lược và mục

tiêu phát triển có định hướng, trong đó có chiến lược về quản trị chuỗi cung ứng và logistics. Có một chiến lược kinh doanh cụ thể và thực tế giúp doanh nghiệp chú trọng vào đầu tư nâng cao chất lượng sản xuất, kinh doanh, đồng thời đảm bảo chất lượng phục vụ cho chuỗi cung ứng và các hoạt động logistics.

Thứ ba, tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics cả về số lượng và

chất lượng, xây dựng đội ngũ quản lý doanh nghiệp có kinh nghiệm và chuyên môn cao đáp ứng được các hoạt động logistics bán lẻ.

Đối với công tác đào tạo nhân lực logistics tại doanh nghiệp:

- Thường xuyên tổ chức đào tạo định kỳ cho nhân sự logistics của doanh nghiệp về các nội dung như: những thay đổi về chính sách pháp luật liên quan đến logistics, công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động logistics, kiến thức nghiệp vụ chuyên sâu, kỹ năng làm việc và các kỹ năng cần thiết khác

- Xây dựng tài liệu đào tạo logistics riêng của doanh nghiệp nhằm phù hợp nhất với đặc thù công việc của từng chức năng nhiệm vụ tại mỗi vị trí công tác trong doanh nghiệp. Các nhân viên mới, nhân viên thiếu kinh nghiệm sử dụng tài liệu này hiệu quả nhằm giúp nhanh chóng nắm bắt công việc được giao, chuẩn hoá quy trình nghiệp vụ, tác phong làm việc cho tất cả nhân lực logistics của doanh nghiệp; đồng thời hình thành văn hoá doanh nghiệp.

- Tạo mối liên kết chặt chẽ với các trường đại học, cao đẳng, tổ chức cho các cán bộ thực tế của doanh nghiệp tham gia giảng dạy tại trường; điều chỉnh khung thời gian thực tập phù hợp với doanh nghiệp; thiết kế khóa học thực tế theo nhu cầu của doanh nghiệp cho nhân lực logistics nhằm đáp ứng tốt nhất với điều kiện thực tế áp dụng tại doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh liên kết với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về logistics để triển khai các dự án nghiên cứu nhằm cải tiến, nâng cao hiệu quả hoạt động logistics tại doanh nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu, triển khai các dự án ứng dụng này, nhân lực logistics cần phối hợp với các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu để trau dồi kiến thức chuyên môn và tăng cường kinh nghiệm thức từ các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu này.

Thứ tư, doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư xây dựng hoặc liên kết với

phối hợp đầu tư các kho hàng trung tâm/các trung tâm phân phối cho từng vùng và quản lý hệ thống phương tiện vận tải chung để giao hàng cho các cửa hàng. Các đơn đặt hàng lớn của siêu thị, các cửa hàng sẽ tập trung về trung tâm phân phối. Các trung tâm phân phối sẽ làm nhiệm vụ kết nối doanh nghiệp bán lẻ và các nhà cung cấp để đảm bảo quá trình cung cấp và vận chuyển hàng tới các cơ sơ bán lẻ đúng yêu cầu. Điều này giúp các doanh nghiệp giải quyết vấn đề về kho hàng nhu nhân lực quản lý, phương tiện vật dụng và nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ quy mô, gia tăng xu hướng thân thiện với môi trường.

Thứ năm, tăng cường ứng dụng phần mềm, công nghệ thông tin trong

quản lý hoạt động logistics. Các công nghệ, phần mềm được ứng dụng giúp các thông tin về nhu cầu hàng hóa, quy trình đặt hàng, chuẩn bị hàng và vận chuyển và giao nhận hàng giữa các mắt xích trong chuỗi được chia sẻ, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả kết nối. Trong bối cảnh cách mạng công nghệ 4.0 phát triển với tốc độ mạnh mẽ, các phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hoạt động logistics đã trở nên phổ biến hơn. Điển hình là các phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), giai pháp quản lý kho hàng SWM, hệ thống quản trị vận tải TMS… Các doanh nghiệp bán lẻ lựa chọn những phần mềm phù hợp với nhu cầu và mục đích kinh doanh, có thể hợp tác áp dụng với doanh nghiệp logistics, từ đó làm tăng hiệu quả công việc, cắt giảm chi phí và gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thứ sáu, chủ động thay đổi chiến lược kinh doanh để thích nghi kịp thời

với xu hướng mới trong tiêu dùng bán lẻ. Trong thời kỳ “bình thường mới”, các nhà bán lẻ cần tích cực xác định lại nhu cầu của khách hàng với việc nâng cao yếu tố trải nghiệm mua sắm tiện lợi. Đó là chìa khóa thành công của các nhà bán lẻ, họ cần xây dựng chiến lược hành động và tăng cường khả năng thích ứng trong bối cảnh mới. Các doanh nghiệp cần phải tăng cường khả năng áp dụng công nghệ trong hoạt động logistics tại các cửa hàng, siêu thị; phát triển mô hình bán lẻ đa dạng hơn, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm nhiều nhà cung cấp chất lượng; thực hiện chiến lược phát triển bền vững, kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào đảm bảo cung ứng hàng hóa liên tục.

KẾT LUẬN

Thương mại bán lẻ là một trong những phần quan trọng nhất của nền kinh tế. Thương mại bán lẻ có vai trò vừa phục vụ tiêu dùng, vừa thúc đẩy sản xuất góp phần tạo động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển và nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng. Đồng thời, thương mại bán lẻ cũng là một bộ phận rất quan trọng của GDP. Do đó, sự thay đổi trong tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến những thay đổi trong thương mại bán lẻ.

Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực và hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực bán lẻ là rất cần thiết, trong đó việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động logistics được coi là yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động logistics trong doanh nghiệp bán lẻ ngày càng được hoàn thiện để bắt kịp xu hướng mới thay đổi của thị trường ngành bán lẻ và đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Tuy vậy, vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục và quá trình giải quyết khó khăn này không chỉ là vấn đề của riêng doanh nghiệp bán lẻ mà cần có sự kết hợp từ phía Nhà nước và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics. Có như vậy thì mới đạt được mục tiêu “chỉ số LPI của Việt Nam trên thế giới đạt thứ 50 trở lên”.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo logistics Việt Nam 2017 - 2021

2. THE IMPACT OF COVID-19 ON LOGISTICS IN VIETNAM (2020) - Đại học Kinh tế Quốc Dân, P.70

3. Th.s Phạm Thị Huyền (Đại học Thương mại, 2020), Hoạt động logistics: Nghiên cứu trường hợp của doanh nghiệp bán lẻ, Tạp chí công thương

4. Triển vọng ngành bán lẻ cuối năm 2021, Báo công lý (2021) 5. Khung pháp lý cho hoạt động logistics tại Việt Nam

https://logistics4vn.com/khung-phap-ly-cho-hoat-dong-logistics-tai-viet-nam

6. Báo Người lao động (2021), “Nút thắt cổ chai” ngành bán lẻ online

7. Con số sự kiện (2021), Bán lẻ Việt Nam - Thời cơ và thách thức trong tương lai gần

8. Báo điện tử VTV (2022) - Nhìn lại tình hình kinh doanh ngành bán lẻ năm 2021: Chuyển đổi số và thanh toán không tiền mặt lên ngôi

9. Viet Nam News (2022), Vietnamese retail industry set to bounce back

https://vietnamnews.vn/economy/1153580/vietnamese-retail-industry-set-to- bounce-back.html

10. Các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động Logistics và Cấu trúc báo cáo

http://quanlydoanhnghiep.edu.vn/cac-chi-tieu-do-luong-ket-qua-hoat-dong- logistics-va-cau-truc-bao-cao/

11. Thị trường bán lẻ Việt Nam sau 4 năm gia nhập WTO, Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình - Sở Công Thương.

https://socongthuong.thaibinh.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong-thuong-mai/thi- truong-ban-le-viet-nam-sau-4-nam-gia-nhap-wto.html

12. PGS.TS. An Thị Thanh Nhàn (Đại học Thương Mại, 2017), Giáo trình Quản trị Logistics kinh doanh

13. Nghị định số 140/2007/NĐ-CP của Chính Phủ, Thư viện pháp luật

15. Dang Thi Huong, Vu Thi Minh Hien (2019), Logistics Activities in Vietnamese Retail Enterprises: Problems and Solutions, VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 3 (2019) 84-92.

16. Nguyễn Thị Yến (2015), Xác định chi phí logistics của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, Tạp chí kinh tế đối ngoại số 78, trang 40

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 - 55)