Xu hướng phát triển thương mại điện tử trong 10 năm tới

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49 - 50)

Báo cáo Facebook cuối tháng 6/2021 chỉ ra hành vi mua sắm qua thương mại điện tử sẽ trở thành xu hướng tiêu dùng mới thay vì chỉ là hình thức đối phó trong thời dịch. Chính Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến việc người dùng trên toàn thế giới thay đổi cách thức, địa điểm và thời gian mua sắm. Tương tự Facebook, nhiều chuyên gia giới thương mại điện tử đưa ra dự đoán trong tương lai, thương mại điện tử sẽ dần chiếm ưu thế so với phương thức mua sắm truyền thống. Họ cho rằng mua sắm trực tuyến không phải một phương thức tạm thời đối phó với dịch bệnh mà là xu hướng mới với nhiều cải thiện vượt trội, mang đến trải nghiệm mua sắm hiện đại và thông minh hơn cho người tiêu dùng; cùng với sự phát triển của thanh toán điện tử và các dịch vụ giao hàng, vận tải dự báo sự tăng trưởng ổn định của thương mại điện tử.

Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain & Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu kiện gửi từ 30% tới 60%.

Dịch vụ logistics ngày một trở nên quan trọng hơn khi nhu cầu mua hàng tại nhà các sản phẩm thiết yếu ngày càng phổ biến trong bối cảnh đại dịch. Đồng thời, chất lượng giao hàng cũng được người tiêu dùng quan tâm rất nhiều. Do vậy, các doanh nghiệp bán lẻ cần áp dụng công nghệ vào hoạt động logistics cũng như TMĐT để đảm bảo hàng hóa được giao nhanh chóng với chi phí tiết kiệm. Để hỗ trợ các nhà bán hàng và gia tăng sự hài lòng của người tiêu dùng, các doanh nghiệp thương mại bán lẻ lớn đã và đang tập trung đầu tư mạnh cho logistics.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 49 - 50)