Hoạt động logistics trong mua hàng

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 31)

Khi phỏng vấn các doanh nghiệp về hoạt động mua hàng, ví dụ trong ngành sản xuất ô tô, khi các công ty thu mua linh kiện điện tử hoặc nguyên vật liệu để sản xuất ô tô đa phần là mua từ nước ngoài, cần phải đặt lịch tàu hoặc máy bay để vận chuyển hàng hoá nên thời gian quay vòng khá dài. Tại Việt Nam rất khó để tìm kiếm các đối tác sản xuất các mặt hàng này, dù biết chi phí sẽ rẻ hơn nhưng các doanh nghiệp hoặc là không có năng lực sản xuất mặt hàng này, hoặc là có sản xuất nhưng chất lượng chưa được đảm bảo. Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng khác, việc mua nguồn nguyên liệu trong nội địa thường có bộ phận thu mua riêng và đảm bảo lựa chọn người bán theo các tiêu chí đầy đủ giấy chứng nhận xuất xứ của hàng, đảm bảo chất lượng hàng đúng với hợp đồng, giao hàng đúng thời gian, giá cả hàng hoá phải chăng,… Không chỉ có các doanh nghiệp vừa vả nhỏ mà ngay tại các doanh nghiệp có quy mô khá lớn nhưng chưa tập trung vào khâu lập kế hoạch và dự báo nhu cầu, dẫn đến việc lập lịch trình sản xuất hàng hoá chưa hiệu quả và kế hoạch mua hàng sát với tình hình doanh nghiệp và thị trường chưa thực hiện tốt.

Theo kết quả khảo sát trong báo cáo logistics 2020, nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn nằm chủ yếu từ thị trường nước ngoài. Tổng quan, xu hướng các doanh nghiệp nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài với tỷ trọng cao (> 41%) ngày càng tăng. Cụ thể cao nhất là 30,3% số doanh nghiệp tham gia nhập khẩu ở mức 81 – 100%; trong khi chỉ có 22,6% doanh nghiệp nhập khẩu từ nội địa ở mức này.

Hình 2.5: Tỷ trọng nguồn nguyên liệu đầu vào chính của doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2020

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)