Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 - 51)

Một là, tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về hoạt động logistics.

Theo đó, sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics trong ngành bán lẻ có liên quan tới các hoạt động vận tải đường bộ, kho bãi, tạo điều kiện đẩy mạnh dây chuyền phân phối hàng hóa giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Hai là, Chính phủ hỗ trợ công tác phát triển nhân lực bằng cạnh tăng

cường đào tạo từ phía các hiệp hội, tổ chức, các trường đại học… Các cơ sở đào tạo nhân lực logistics cần triển khai một số giải pháp quan trọng sau:

- Xây dựng các chương trình đào tạo thích hợp cho các nhóm đối tượng như cán bộ ở các cơ quan quản lý nhà nước, sở ngành địa phương tham gia vào việc hoạch định chính sách và quản lý trực tiếp lĩnh vực logistics tại địa bàn; cán bộ thừa hành công việc tại công sở và cán bộ làm công tác hiện trường; cán bộ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp. Đồng thời, phát triển các chương trình đào tạo logistics cho từng ngành hàng khác nhau (da giầy, dệt may, điện tử...).

- Tích cực đẩy mạnh số lượng giảng viên được đào tạo bài bản chuyên ngành logistics, tạo điều kiện để giảng viên thực hành kỹ năng chuyên môn vào thực tế khi đồng hành với các doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao năng lực giảng viên ở mặt kiến thức chuyên môn và kiến thức thực tế; đưa giảng viên lên tầm chuyên gia có thể phân tích, đánh giá, tư vấn, định hướng cho doanh nghiệp.

- Các trường đại học ở Việt Nam cần học tập kinh nghiệm đào tạo logistics của các trường đại học ở nước ngoài trong việc xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo gắn rất chặt với doanh nghiệp. Nhờ những trung tâm đó mà trường đại học và doanh nghiệp đều thu được lợi ích cho riêng mình. Về phía các trường,

sinh viên sẽ được học tập ở môi trường sát với thực tế; về phía doanh nghiệp sẽ sở hữu nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, hỗ trợ, giáo dục hướng nghiệp, xây dựng nhiều hình thức động viên khuyến khích như cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện giảng dạy, học tập... để thu hút người học có chất lượng vào ngành logistics.

Ba là,hoàn thiện cơ chế ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng:

- Khẩn trương, rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hệ thống kết cấu hạ tầng với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics cũng như các kế hoạch về phát triển kết cấu hạ tầng phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương. Trên cơ sở quy hoạch, xác định rõ danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, từ đó có các giải pháp huy động nguồn lực hợp lý để đầu tư một cách hiệu quả. Nghiên cứu để quy hoạch, đầu tư xây dựng các trung tâm dịch vụ logistic lớn có khả năng kết nối tốt với các cảng, các tuyến vận tải chính.

- Cần ưu tiên tối đa nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy phát triển logistics. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình giao thông lớn, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc-Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau; các tuyến cao tốc liên vùng, vành đai; sân bay Long Thành, nâng cấp sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất; hệ thống cảng cửa ngõ quốc tế, cảng thuỷ nội địa…

- Triển khai đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm logistics trên cả nước. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, khai thác vận tải, liên kết các phương thức vận tải, quản lý vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics.

Bốn là, hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ bằng cách bổ sung chính sách hỗ

trợ và quản lý thị trường kinh doanh trực tuyến; hỗ trợ kích cầu người tiêu dùng; bổ sung hỗ trợ thông qua các gói hỗ trợ tín dụng, ưu đãi đầu tư và ưu đãi thuế; hỗ trợ và tư vấn cho các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ trong quá trình chuyển đổi số; đẩy mạnh chương trình đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại.

Một phần của tài liệu HOẠT ĐỘNG LOGISTICS CỦA DOANH NGHIỆP BÁN LẺ TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 50 - 51)