Trong tất cả lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp cụm từ “chất lượng”. Và cũng như hầu hết các phạm trù khác, có rất nhiều phương pháp tiếp cận với định nghĩa trên. Tuy nhiên, phạm vi đề tài sẽ được sử
dụng định nghĩa của Tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Căn cứ theo đó: “Chất lượng là
mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu”. Trong khái niệm trên, cần lưu ý đến hai vấn đề cơ bản là yêu cầu và mức độ. Các vấn đề này
sẽ được làm rõ hơn ở phần sau, khi đề tài đi sâu nghiên cứu vào nội dung của Chất lượng tín dụng.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động phổ biến nhất của Ngân hàng thương mại (NHTM). Đây cũng là hoạt động mang lại nguồn doanh thu lớn và chủ yếu cho các NHTM Việt Nam, nhưng đồng thời đây cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất của Ngân hàng. Do đó, việc đảm bảo chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định sống còn đến kết quả hoạt động của Ngân hàng. Vì thế, mỗi ngân hàng đều cần chú ý đến việc nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và nâng cao chất lượng tín dụng KHCN nói riêng để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác, và cũng là để tăng thêm nguồn thu cho chính bản thân ngân hàng đó. Vì vậy, việc đảm bảo chất lượng chất lượng tín dụng sẽ là vấn đề mang tính chất quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vậy chất lượng tín dụng là gì?
Khái niệm về chất lượng tín dụng là một phạm trù rộng bao hàm nhiều nội dung về khả năng tài chính ngân hàng, mức độ thích nghi với sự thay đổi môi trường, khả năng thu hút khách hàng, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ lệ nợ quá hạn, trình độ quản lí, trình độ cán bộ CNV… Tuy nhiên, CLTD có thể được tóm lại và thể hiện ở 3 khía cạnh lớn sau: khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng, khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngân hàng và khả năng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể như sau: - Đối với cá nhân và hộ gia đình: CLTD thể hiện ở mức độ thỏa mãn của khách hàng qua các hình thức tín dụng và dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Xét về góc độ huy động vốn và cho vay thì ngân hàng cần phải có quy trình thủ tục hồ sơ đơn giản, thực hiện nhanh chóng, lãi suất đầu vào cao, lãi suất đầu ra thấp, đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn và không gây phiền hà cho khách hàng .
- Đối với ngân hàng: CLTD thể hiện ở chỗ ngân hàng có hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ an toàn vốn có phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà nước nước quy định và các chuẩn mực thông lệ quốc tế. Lợi nhuận đạt được từ hoạt động tín dụng, tốc độ phát triển nguồn vốn và dư nợ có đảm bảo với khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính hay không?
- Đối với góc độ kinh tế xã hội: Bởi ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian quan trọng nhất của nền kinh tế, có tác động sâu rộng đến mọi hoạt động trong nền kinh tế, và là một kênh quan trọng trong chính sách kinh tế của Chính phủ nhằm ổn định và phát triển nền kinh tế nên chất lượng tín dụng thể hiện ở chỗ hoạt động đó đem lại bao nhiêu lợi ích cho xã hội, có phù hợp với định hướng chung phát triển kinh tế, có tuân thủ luật pháp và đóng góp bao nhiêu phần trăm tăng trưởng.
Qua đó có thể rút ra:
Chất lượng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (thể hiện qua các chỉ tiêu tính toán được như kết quả kinh doanh, nợ quá hạn) vừa trìu tượng ( thể hiện khả năng thu hút khách hàng tác động đến nền kinh tế). CLTD chịu ảnh hưởng của, nhân tố chủ quan ( khả năng quản lý, trình độ cán bộ), và các nhân tố khách quan( sự thay đổi của môi trường bên ngoài).
Chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp. Nó không tự nhiên sinh ra mà là kết quả của một quy trình kết hợp hoạt động giữa con người trong một tổ chức, giữa các tổ chức với nhau vì mục đích chung. Vì vậy, để có CLTD thì hoạt động tín dụng phải có hiệu quả và quan hệ tín dụng phải được thiết lập trên cơ sở sự tin cậy và uy tín trong hoạt động. Nói cách khác CLTD tỷ lệ thuận với hiệu quả và độ tin cậy trong
hoạt động tín dụng.
Đánh giá đúng CLTD và hiểu được các nguyên nhân tác động giúp các ngân hàng tìm được biện pháp quản lý thích hợp để hạn chế các tác động khách quan, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo cho ngân hàng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.