Nâng cao trình độ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 91 - 93)

Nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tới kết quả kinh doanh của ngân hàng, do đó công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một việc vô cùng cấp thiết. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. MB Mỹ Đình cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định thông qua việc thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo chuyên đề để trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ cũ và cán bộ mới, tạo cơ hội cho cán bộ tín dụng tiếp xúc, trau dồi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị, chia sẻ kinh nghiệm giữa các phòng ban, các buổi đào tạo chuyên môn, cập nhật kiến thức nghiệp vụ cho CBNV. Từ các hoạt động này, phòng giao dịch sẽ đề xuất sáng kiến và có phương án thực hiện cụ thể để nâng cao chất lượng tín dụng của phòng giao dịch.

Nhiều cá nhân và hộ gia đình rất nhạy bén đối với thị trường, có nhiều ý tưởng kinh doanh sáng tạo, mạnh dạn và táo bạo. Tuy nhiên, họ không có đủ khả năng để biến những ý tưởng đó thành các dự án khả thi, tạo ra những phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả đem lại nguồn lợi cho xã hội. Do đó, những đối tượng KHCN này cần sự hỗ trợ, tư vấn và hợp tác của Chi nhánh nhằm cung cấp cho họ việc lập và xây dựng các dự án đó trở nên mang tính khả thi cao bằng cách cung cấp cho họ các kinh nghiệm được đúc rút ra từ các dự án khác có sự tương đồng, tư vấn về các điều luật, quy định của pháp luật...

Chuyên viên tín dụng của Chi nhánh cũng nên hướng dẫn thật chi tiết và cụ thể những quy trình cũng như là các bước tiến hành để có thể cùng KHCN tìm ra những điểm thiếu sót để khắc phục và thiết lập một dự án hoàn chỉnh, có tính hiện thực và mang tính khả thi, đem lại lợi nhuận. Tuy nhiên, chuyên viên tín dụng chỉ nên đóng

vai trò tư vấn, định hướng cho KHCN, tránh tình trạng làm hộ, hay áp đặt cho KHCN. Để làm được điều này thì Ngân hàng Quân đội cũng nên thường xuyên tổ chức các chương trình bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ và tổ chức các đợt tập huấn tập trung cho cán bộ của các Chi nhánh đi học. Bởi vì với năng lực chuyên môn cao hơn, khả năng giới thiệu sản phẩm tốt hơn, kiến thức rộng hơn chính là các điều kiện thuận lợi để giúp chi nhánh có thể thực hiện chiến lược mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng nói chung cũng như là mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng KHCN nói riêng.

Việc tạo lập mối quan hệ bền vững, tốt đẹp dựa trên tinh thần hỗ trợ lẫn nhau giữa Chi nhánh và các cá nhân và hộ gia đình sẽ mạng lại lợi ích cho cả hai bên, thúc đẩy chất lượng và mở rộng tín dụng một cách an toàn nhất, vừa nâng cao chất lượng tín dụng KHCN và vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn chính đáng cho KHCN một cách tốt nhất.

Ngoài ra tổ chức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộ tín dụng có kinh nghiệm lâu năm của ngân hàng biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị tốt cơ sở vật chất, phương tiện giảng dạy, tổ chức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng đề bạt.

Tiếp đó ngân hàng cần xây dựng môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp để tạo hình ảnh đẹp về một ngân hàng chuyên nghiệp, thân thiện đồng thời tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng.

Bên cạnh đó cần chú trọng công tác nâng cao giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng, để mỗi cán bộ tín dụng đều có tinh thần trách nhiệm với bản thân và công việc, không vì lợi ích cá nhân mà vi phạm quy chế của ngân hàng, quy định của Nhà nước. Đồng thời nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, tránh tình trạng quá tải công việc dẫn đến cẩu thả trong công tác thẩm định khoản vay. Vì vậy, để đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng, đủ nhân lực để phát triển hoạt động kinh doanh thì việc tăng cường cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực sẽ giúp ngân hàng đảm bảo nhịp độ tăng trưởng tín dụng đồng thời đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Mặt khác ngân hàng cần xây dựng chính sách đãi ngộ nhân sự, thực hiện cơ chế tài chính thông thoáng nhằm thu hút nhân tài, đồng thời đảm bảo duy trì đủ nguồn nhân lực có chất lượng để có thể đảm trách các hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì việc tăng trưởng tín dụng hàng ngày không đồng bộ với số lượng và chất lượng của cán bộ tín dụng phụ trách nên dễ dẫn đến rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w