Nâng cao chất lượng kiếm tra kiểm soát phòng chống rủi ro

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 93 - 96)

Thứ nhất, cần thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tránh tình trạng vì lợi nhuận trước mắt mà không tuân thủ các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Ngân hàng cần chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay, thực hiện chuyển nợ quá hạn đối với các trường hợp vi phạm hợp đồng tín dụng có khả năng gây ra rủi ro và thực hiện trích lập dự phòng nhằm bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Thứ hai, cần tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu. Bất kì một ngân hàng nào dù có áp dụng biện pháp phòng ngừa tốt thì cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ quá xấu cho các khoản vay. Nợ xấu là điều không mong muốn nhưng luôn tồn tại ở bất cứ ngân hàng nào, do đó thiết lập cơ chế xử lý nợ có vấn đề là một đòi hỏi khách quan. Để giảm thiểu tổn thất khi rủi ro tín dụng xảy ra, cần có sự phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình xử lý nợ xấu. Trên cơ sở tổ xử lý nợ xấu đã được thành lập, cần tăng cường tham mưu cho Ban Giám đốc về hướng xử lý những khoản nợ có vấn đề khi có báo cáo về dấu hiệu rủi ro từ các phòng nghiệp vụ. Ban xử lý nợ xấu sẽ đảm bảo sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan một cách thích hợp, tham mưu kịp thời cho Ban Giám đốc cách thức xử lý nợ đúng đắn, phù hợp với những khách hàng khác nhau.

Trong xử lý nợ có vấn đề, cần thực hiện các bước tuần tự và thận trọng cần thiết, không nên vội vàng gây ảnh hưởng xấu tới những mối quan hệ đã được thiết lập với các khách hàng truyền thống, cụ thể:

- Làm rõ thực trạng kinh doanh, tài sản bảo đảm, thái độ và thiện chí của khách hàng. Đồng thời phân tích về khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, mức

độ trả nợ, sự hợp tác của khách hàng, tình trạng và khả năng xử lý tài sản đảm bảo. Bằng kinh nghiệm và sự am hiểu của mình trên nhiều lĩnh vực, ngân hàng có thể đưa ra lời khuyên cho khách hàng.

- Lựa chọn phương pháp xử lý: từ việc phân tích thực trạng của khách hàng, CBTD đề xuất để đưa ra phương pháp xử lý như gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn nợ, cấp phát thêm vốn để “nuôi nợ”, phương pháp kiện ra tòa án thanh lý tài sản đảm bảo, phương pháp thu nợ có chiết khấu hay bán nợ cho các công ty mua bán nợ chuyên nghiệp... Việc lựa chọn phương pháp xử lý cần linh hoạt, áp dụng phù hợp với đặc thù của từng khách hàng và khả năng của phòng giao dịch, đảm bảo cho công tác xử lý nợ đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý.

Đối với những hộ gia đình kinh doanh thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng, chưa có khả năng trả nợ cho Chi nhánh, họ cần vốn để vực dậy sản xuất kinh doanh, nhất là trong giai đoạn kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay là không ít. Do đó, Chi nhánh cần nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng để xem có nên tiếp tục gia hạn và cung cấp vốn không, và nếu có thì với số lượng bao nhiêu. Đồng thời, Chi nhánh cần kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ... của từng hộ sản xuất.

Với các cá nhân và hộ gia đình có khả năng trả nợ nhưng cố tình trì hoãn hoặc không trả nợ, Chi nhánh cần phối hợp với các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, làm gương cho các KHCN khác.

Về các món nợ đọng, nợ xấu hay nợ quá hạn, cán bộ tín dụng của Chi nhánh cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên, có hệ thống phân loại chính xác, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới ngay lập tức. Qua phân tích tình hình nợ quá hạn, Chi nhánh có thể xác định được mức độ nợ quá hạn của khách hàng diễn biến như thế nào. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần tổ chức phân tích các khoản nợ quá hạn theo định kỳ, phân loại theo nợ thu được ngay, nợ dần từng phần, nợ khó thu, nợ không có khả năng thu hồi... Từ đó, rút ra và xác định nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp và thời gian thu nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng cá nhân.

Với các khoản vay mới, Chi nhánh cần thực hiện hợp đồng tín dụng đúng chế độ, đúng đối tượng, bên cạnh đó là thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ đảm bảo vốn vay, phát huy tối đa hiệu quả cho vốn vay và tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện. Chi nhánh cũng nên chia nhỏ nhóm khách hàng theo từng địa bàn cho từng cán bộ tín dụng phụ trách để đi sâu vào xác định khả năng trả nợ của từng khách hàng. Nếu khách hàng nào gặp khó khăn trong công tác trả nợ thì cần báo cáo kịp thời với ban lãnh đạo trực tiếp để có những biện pháp tháo gỡ thích hợp, kịp thời nhằm xử lý nhanh chóng....

3.2.4Hiện đại hóa công nghệ, phát triển hơn nữa hệ thống thông tin cho khách hàng

Thông tin đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong mọi giai đoạn của quy trình tín dụng ngân hàng. Thông tin chính là cơ sở để cán bộ tín dụng tiến hành các bước phân tích, đánh giá, thẩm định dự án vay vốn; là cơ sở để ngân hàng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với các khoản nợ vay. Có thể nói, thông tin là yếu tố quyết định giúp cho Chi nhánh ra các quyết định có hay không cấp tín dụng. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phương án, dự án nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, tổ lưu trữ các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng… dựa trên phần mềm tin học. Đây là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng, tốc độ xử lý, ra quyết định cho vay và đầu tư.

Yêu cầu chung đối với thông tin tín dụng là phải cụ thể, chính xác, đầy đủ và cập nhật. Thông tin tín dụng có rất nhiều nguồn. Tuy nhiên, không phải nguồn nào cũng chính xác và độ tin cậy cao. Do đó, cán bộ tín dụng cần phải chọn lọc những nguồn thông tin chính xác cho quyết định của mình. Vì vậy, để công tác thu thập thông tin tín dụng KHCN thực sự có hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN thì Chi nhánh phải quan tâm tới những nguồn thông tin từ những phía sau:

nhiệm phải cung cấp thông tin cần thiết cho ngân hàng như: phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính, các giấy tờ khác theo yêu cầu của ngân hàng… Để đảm bảo cho các báo cáo tài chính là đúng, các ngân hàng thường căn cứ vào kết quả kiểm toán của cơ quan kiểm toán. Điều này không loại bỏ được hoàn toàn rủi ro cho ngân hàng khi khách hàng và cán bộ kiểm toán thông đồng với nhau để lừa đảo ngân hàng. Do đó, nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn thường có độ chính xác không cao.

Thứ hai, nguồn thông tin thu thập được từ việc phỏng vấn khách hàng vay vốn. Nguồn thông tin này mang tính chất cảm tính cao từ phía cán bộ tín dụng vay vốn, nhưng nếu biết khai thác và tận dụng nó, cán bộ tín dụng sẽ thu được kết quả tương đối khả quan và chính xác.

Ngoài những nguồn thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể thu thập thông tin qua việc trực tiếp xuống kiểm tra tại đơn vị, qua các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ giao dịch, qua chủ nợ, đối tác của khách hàng, qua báo đài, tạp chí chuyên ngành, mạng internet,…

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần thực hiện tốt công tác lưu giữ những thông tin về khách hàng mà Chi nhánh đã thu thập được. Công việc lưu giữ phải được tiến hành thường xuyên, tập trung theo các mảng để dễ tìm kiếm khi cần. Ngoài việc lưu giữ bằng hồ sơ, việc lưu giữ thông tin khách hàng trong bộ nhớ máy vi tính của ngân hàng là quan trọng và rất thuận tiện.

Tóm lại, yêu cầu đặt ra đối với Chi nhánh để nâng cao chất lượng tín dụng KHCN là phải thường xuyên thu thập, bổ sung thông tin cần thiết của khách hàng vào hệ thống hồ sơ thông in chi tiết về tình hình hoạt động của khách hàng tại Chi nhánh để mọi cán bộ có thể nắm rõ thông tin của khách hàng mà mình cần phục vụ để từ đó có thể đánh giá và quản lý khách hàng tốt hơn nhằm hạn chế những rủi ro với hoạt động tín dụng KHCN tại Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w