Tuân thủ quy chế và trình tự thủ tục cấp tín dụng KHCN, đơn giản hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 89 - 91)

thủ tục, quy trình liên quan

Trong quy trình tín dụng KHCN quản lý khoản vay cũng đóng vai trò rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN của ngân hàng về sự phù hợp của các điều kiện vay vốn, việc kiểm soát giải ngân, thu nợ, xử lý phát sinh. Do vậy, công tác kiểm soát giải ngân, quản lý tín dụng phải được quán triệt tới tất cả các cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý tín dụng về vai trò, sự cần thiết của nó để thống nhất thực hiện. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý các điểm sau:

- Cần có sự theo dõi, đánh giá thường xuyên đối với các khoản vay trên cơ sở thông tin về ngành nghề kinh doanh, biến động thị trường, có sự cảnh báo rủi ro.

- Cần xác định thời hạn cho vay, định kỳ trả nợ gốc, lãi vay hợp lý tên cơ sở phù hợp với thời gian thu hồi vốn của phương án/dự án, chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, loại hình kinh doanh, vòng quay vốn ... nhằm kiểm soát được nguồn thu trả nợ đúng hạn, tránh định kỳ hạn trả nợ quá dài hoặc quá ngắn so với khả năng thanh toán của khách hàng.

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ định kỳ và đột xuất quá trình giải ngân, sử dụng vốn của khách hàng cũng như tài sản bảo đảm cho khoản vay nhằm mục tiêu vốn vay giải ngân đúng mục đích trên cơ sở chứng từ hợp pháp, hợp lệ, phù hợp, vốn vay được khách hàng sử dụng phát huy được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo nguồn thu trả nợ ngân hàng. Thông qua quá trình kiểm tra sau và giám sát trong suốt quá trình dư nợ vay, ngân hàng có thể cập nhật được tình hình khách hàng, khoản vay để có thể xử lý kịp thời các tình huống phát sinh.

Thực hiện giải ngân theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ. Hạn chế giải ngân bằng tiền mặt trừ những trường hợp đặc thù do hoạt động kinh doanh của khách hàng như cho vay thu mua nông, lâm thủy sản của các hộ dân, trả lương công nhân, chỉ áp dụng phương thức giải ngân qua chuyển khoản để có thể kiểm soát tốt hơn việc sử dụng vốn vay của

khách hàng.

Rủi ro tín dụng xuất hiện sau khi cho vay không chỉ do bản thân phương án kinh doanh kém hiệu quả, khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi kết thúc phương án kinh doanh dẫn đến tình trạng khách hàng sử dụng doanh thu từ phương án kinh doanh vào các mục đích kém hiệu quả hay không minh bạch. Để phòng ngừa những rủi ro này cần thực hiện kiểm soát chặt chẽ sau cho vay. Định kì hàng tháng, hàng quí tùy thuộc vào ngành nghề của khách hàng vay, cán bộ tín dụng cần tiến hành đánh giá lại phương án kinh doanh, xem xét mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng với ban đầu hay không, đánh giá lại TSĐB…Mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đặc thù của các khoản vay, chất lượng khách hàng. Do mỗi khoản vay, mỗi khách hàng vay có sự khác biệt nhất định mà cần xây dựng và lựa chọn một kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn hợp lý, đảm bảo an toàn cho ngân hàng nhưng cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khách hàng và mối quan hệ giữa các bên. Nên sử dụng xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho việc xác định định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm kiểm tra sử dụng vốn vay, trong đó những khách hàng có xếp hạng tín dụng cao, có uy tín trong quan hệ tín dụng thì thời hạn kiểm tra sử dụng dài hơn, các khách hàng xếp hạng tín dụng càng thấp thì mật độ kiểm tra càng nhiều hơn để kịp thời phát hiện rủi ro từ phía khách hàng vay và có quyết định phù hợp. Đối với những khách hàng có nợ xấu, cần kiểm tra và phân loại nợ định kì để theo sát tình hình của khách hàng, có nhận định phân tích và giải pháp đúng đắn nhằm hạn chế rủi ro.

Công tác kiểm tra sử dụng vốn cần nghiêm túc thực hiện từ đó có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng để kịp thời phát hiện rủi ro và có biện pháp xử lý phù hợp, tránh tình trạng thực hiện đối phó, thực hiện trên giấy tờ.

Cần có sự phân tích và đánh giá kịp thời những dấu hiệu của rủi ro như khách hàng hoãn trả lãi vay ngân hàng chậm hơn thỏa thuận trong hợp đồng, sự thay đổi của môi trường kinh doanh, tình hình thị trường ảnh hưởng xấu đến phương án kinh doanh, có dấu hiệu vi phạm pháp luật dựa trên hệ thống các tín hiệu cảnh báo sớm về rủi ro tín dụng, thiên tai địch họa xảy ra ở mức độ nghiêm trọng để nắm bắt khả năng xử lý chủ động kịp thời các rủi ro có nguy cơ xảy ra.

Theo dõi chặt chẽ các nguồn tiền của khách hàng trên cơ sở xây dựng cơ chế tra soát đối với từng loại vay. Các khoản vay để xuất khẩu thì kiểm tra ngày xuất hàng, các yêu cầu đòi tiền, bộ chứng từ hàng xuất và thời gian thanh toán…

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình. (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w