Nhu cầu về lượng phụ tùng ôtô là rất lớn. Tính cho đến thời điểm hiện tại thì số doanh nghiệp tham gia cung ứng mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô chiếm khoản g 505 doanh nghiệp trong đó số doanh nghiếp sản xuất chỉ chiếm 70 doanh nghiệp. Các loại linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất và lắp ráp ôtô trong nước năm 2007 đạt 921 triệu USD, tăng gần gấp đôi năm 2006.
Bảng 3.2.1 Tổng doanh thu tiêu thụ mặt hàng linh kiện phụ tùng ôtô của toàn ngành trên thị trường miền Bắc:
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
Tổng doanh thu tiêu thụ
921tỷ USD 1,934 tỷ USD 1, 8 tỷ USD 1,92 tỷ USD Tốc độ tăng
trưởng
- Tăng 109,98 % Giảm 6,92% Tăng 7,2% (tổng hợp từ: www.toyotavn.com.vn)
Năm 2008 lượng linh kiện phụ tùng tăng lên 109,98%. Năm qua bộ tài chính đã đưa ra 3 quyết định giảm thuế kéo mức thuế suất thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ 90% xuống còn 60% và đây chính là “đòn bẩy” mạnh nhất đẩy thị trường ôtô nhập khẩu Việt Nam lên “cao trào”. Thị trường ôtô nội địa tăng mạnh mẽ với các biểu hiện cháy hàng và các hãng xe liên tục phải chậm thời hạn giao xe đã khiến các nhà sản xuất ôtô trong nước phải đồng loạt nâng công suất. Do đó, lượng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động sản xuất, lắp ráp cũng tăng theo.
Nhưng trong năm 2009, do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, cộng thêm các chính sách ưu đãi nhằm kích thích tiêu dùng của chính phủ chấm dứt làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngườ i dân. Người dân phải tính toán trong vấn đề chi tiêu, chỉ chăm lo cho các m ặt hàng tiêu dùng hàng ngày, hạn chế các mặt hàng với số lượng tiền chi tiêu lớn nhất là đối với mặt hàng xa xỉ như xe ôtô. Điều này làm ảnh hưởng đáng kể tới lượng tiêu thụ xe hơi sản xuất trong nước, cũng như các dịch vụ đi kèm. Chính vì thế m à lượng tiêu thụ phụ tùng ôtô chỉ đạt 1,8 tỷ USD giảm 6,92%. Nhưng đến năm 2010, tình hình kinh tế đã có sự hồi phục, các chính sách kích cầu của nhà nước cùng các chính sách khuyến mãi của các nhà sản xuất xe hơi đã khuyến khích lượng xe ôtô nội địa tiêu thụ mạn h, bên cạnh đó các dịch vụ đi kèm cũng tăng lên sau 1 năm ảm đạm . Kết quả đó làm cho sản lượng tiêu thụ phụ tùng đạt 1,92 tỷ USD, tăng 7,2% so với năm 2009.
Nhìn chung mấy năm trở lại đây, số lượng tiêu thụ xe ôtô hàng năm đều tăng lên. Cụ thể là năm 2004 số lượng xe tiêu thu đạt 70.290 xe, năm 2006 đạt 90. 360 xe năm 2008, số lượng xe tiêu thụ đạt 111.946 xe, năm 2009 đạt 119.460 xe tăng 7%. Lượng xe tiêu thụ tăng đã kích thích nhà sản xuất lắp ráp ôtô trong nước tăng công suất và cần trị giá linh kiện phụ tùng phục vụ cho sản xuất và lắp ráp rất lớn. Năm 2007, với công suất thiết kế lên tới 9045 xe, và linh kiện phụ tùng m à hãng Toyota dùng sản xuất và lắp ráp trị giá 150triệu USD, năm 2010 lượng xe lắp ráp và sản xuất lên tới hơn 10 000 xe và trị giá phụ tùng tăng lên 460 triệu USD. Trong khi đó, hãng Ford năm 2007, công suất thiết kế là 7030 xe, cần trị giá phụ tùng ôtô là 135 triệu USD, năm 2010 với công suất thiết kế là 9250 xe thì trị giá phụ tùng cần cho lắp ráp là 420 triệu USD, hãng Vinaxuki tuy đã sản xuất được lượng linh kiện phụ tùng nhiều hơn so với các hãng khác nhưng trị giá linh kiện phụ cần dùng cho sản xuất lắp ráp năm 2010 cũng lên tới 390 triệu USD.
Ngoài ra trong những năm gần đây, dịch vụ bảo hành, sửa chữa và thay thế phụ t ù ng ôtô đang ngày càng gia tăng cùng với sự phát triển của thị trường ôtô. Tính trung bình mỗi năm số lượt xe vào các công ty dịch vụ tăng đều 25%, trong đó nhu cầu thay thế phụ tùng ôtô chiếm tỷ lệ cao khoảng 75%.
Nhu cầu phụ tùng lắp ráp của nhà sản xuất lắp ráp ôtô tăng, cùng với lượng phụ tùng thay thế tăng tại các xưởng dịch vụ đã làm cho hoạt động đáp ứng cầu mặt hàn g phụ tùng diễn ra rất sôi động. Nhưng đối với linh kiện phụ tùng nhập kh ẩu được ưa chuộng nhiều hơn bởi cả về chất lượng phụ tùng và độ phong phú về chủng loại. Còn phụ tùng sản xuất trong nước được tiêu thụ rất nhỏ so với tổng số lượng tiêu thụ phụ tùng trên thị trường. Theo thống kê số lượng linh kiện phụ tùng trong nước sản xuất chiếm khoảng 10% so với số linh kiện phụ tùng tiêu thụ trên thị trường.