Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 32)

3.3.1 Khái quát về công ty nghiên cứu

▪ tên công ty: công ty TNHH Nhâm Tuấn

▪ Địa chỉ: 61 Đại La – Trương Định – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Công ty TNHH Nhâm Tuấn được thành lập theo quyết định số 0102001564 của sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 2 năm 2002. Công ty TNHH Nhâm Tuấn tiền thân là cửa hàng Nhâm Tuấn được thành lập từ tháng 3 năm 2000. Để đảm bảo các chiến lược phát triển và nâng cao uy tín đối với khách hàng, cửa hàng Nhâm Tuấn đã chuyển đổi thành công ty TNHH Nhâm Tuấn.

Chức năng nhiệm vụ của công ty:

-Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là bông, vải, sợi, sản phẩm, vật tư, thiết bị nguyên vật liệu ngành dệt may. Vật tư thiết bị nguyên vật liệu sản xuất ôtô, xe máy, thiết bị chuyên dùng, kim khí điện máy, vật tư thiết bị khoa học kỹ thuật, y tế).

-Đại lý mua bán ký gửi hàng hoá.

-San lấp mặt bằng, xây dựng, thi công, hoàn thiện, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông thuỷ lợi và các công trình kỹ thuật khác.

-Sản xuất, gia công các sản phẩm dệt may.

-Sản xuất, mua bán, lắp đặt, bảo dưỡng, bảo trì linh kiện, thiết bị, phụ tùng ôtô, xe máy và các bộ phận phụ trợ của ôtô xe máy.

Tuy nhiên công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp linh kiện phụ tùng ôtô.

3.3.2 Khái quát về mục đích, đối tượng, nội dung điều tra phỏng vấn

Để phục vụ cho nghiên cứu đề tài trong việc cung cấp những minh chứng thực tế về tình hình phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường m iền Bắc, và để đề tài có tính thực tế cao, em tiến hành điều tra 8 nhân viên trong công ty TNHH Nhâm Tuấn. Tổng số phiếu điều tra là 8 phiếu. Tất cả phiếu thu đều hợp lệ. Tiến hành phát 3 phiếu phỏng vấn tới giám đốc công ty, và trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng bán hàng. Nội dung phiếu điều tra tập trung vào những tác động tới phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc xem xét trên cả 3 khía cạnh về nguồn cung, thị trường, chính sách Nhà nước.

Phiếu phỏng vấn sẽ xoay quanh vấn đề tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi do tác động của 3 yếu tố trên tới phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó trong quá trình phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôt ô trên thị trường m iền Bắc.

3.3.3 Kết quả điều tra trắc nghiệm

 Liên quan đến các câu hỏi xác định nhu cầu thị trường, đánh giá thực trạng cung cầu thị trường, các phiếu điều tra cho thấy: 5/8 phiếu điều tra (chiếm 62,5%) đánh giá mức độ cạnh tranh thị trường rất mạnh. Với mức độ cạnh tranh m ạnh như vậy nhưng 100% phiếu điều tra đều cho rằng khả năng cung ứng trên thị trường chưa đáp ứng với nhu cầu. Và nhân tố được đánh giá là có ảnh hưởng mạnh nhất đến phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì nhân tố thị trường có tác động m ạnh m ẽ

nhất, với số phiếu bầu chiếm 50%. Vậy qua đây, chúng ta sẽ tập trung mạnh cho các giải pháp làm tăng nhu cầu thị trường phụ tùng ôtô.

 Còn với các câu hỏi liên quan tới khách hàng trọng tâm của doanh nghiệp, khả năng cung ứng của doanh nghiệp cũng như sự liên kết hợp tác đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các phiếu điều tra cho thấy: xu hướng khách hàng có lượng cầu về phụ tùng ôtô lớn nhất là các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô với tỷ lệ 5/8 phiếu (chiếm 62,5%), sau đó là các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dịch vụ sửa chữa thay thế phụ tùng ôtô chiếm 37,5%, còn lại tỷ lệ người tiêu dùng mua xe ôtô chỉ chiếm 12,5%. Vậy các doanh nghiệp trong ngành cần tập trung đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô của các nhà sản xuất lắp ráp ôtô.

Nhưng qua điều tra thì khả năng kết hợp giữa các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng ôtô với khách hàng của mình ở hiện tại rất lỏng lẻo với số phiếu đồng ý tới 100%. Và dẫn tới tình trạng thông tin sai lệch làm cho lượng cung cấp phụ tùng ôtô trung quốc nhiều hơn so với thị trường (nhận định trong nhu cầu phần 3.2.2) trong khi điều tra thì phụ tùng ôtô tại thái lan mới chính là mặt hàng mà khách hàng có nhu cầu lớn với số phiếu bầu chiếm 75%.

 Liên quan tới các câu hỏi đánh giá về tác động các chính sách vĩ mô, cùng những vấn nạn hàng giả phụ tùng ôtô trên thị trường cho thấy: với 5/8 phiếu (chiếm 62,5%) đều nhất trí cho rằng những chính sách phát triển công nghiệp ôtô củ a chính phủ là tác động mạnh nhất đến sự phát triển thương m ại ngành hàng, còn 35% số phiếu cho rằng các chính sách thuế xuất nhập khẩu phụ tùng ôtô có tác động m ạnh. Và 100% số phiếu đều cho rằng nạn kinh doanh buôn bán phụ tùng giả trên thị trường ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

3.3.4 Kết quả phân tích

Đối tượng phỏng vấn bao gồm 3 cán bộ là giám đốc công ty, trưởng phòng kinh doanh và trưởng phòng bán hàng.

Khi được phỏng vấn về những tồn tại trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì cả 3 người được phỏng vấn đều cho rằng dung lượng thị trường còn quá nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành chưa nắm bắt được chính xác nhu cầu trên thị trường, các chính sách thuế của nhà nước còn chưa rõ ràng m inh bạch. Và tồn tại được đánh giá có ảnh hưởng mạnh nhất trong 3 yếu tố trên là xuất phát từ nhu cầu thị trường.

Về nguyên nhân cơ bản của những tồn tại đó, đa số các ý kiến ch o rằng nguyên nhân của những tồn tại đó là công tác nghiên cứu thị trường còn chưa được quan

tâm, nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh doanh còn chưa có kinh nghiệm, nền kinh tế có nhiều biến động, thêm vào đó là sự quản lý lỏng lẻo, không triệt để của nhà nước về hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô.

Đánh giá về triển vọng phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc, hầu hết các ý kiến đều nhận định thị trường m iền Bắc là m ột t h ị trường lớn và có tiềm năng phát triển trong tương lai. Theo ông Nhâm Anh Tuấn - Giám đốc công ty thì thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc sẽ tăng nhanh vì đời sống người dân ngày càng phát triển cùng với xu hướng tiêu dùng hướng tới mặt hàng ôtô ngày càng chiếm tỷ lệ lớn, và đây là tín hiệu tốt cho các nhà sản xuất lắp ráp ôtô, kéo theo đó là sự phát triển của ngành cung cấp phụ tùng ôtô.

Khi được hỏi về các giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc trong giai đoạn hiện nay, các ý kiến cho rằng để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp cần chú trọng tới công tác nghiên cứu và dự báo thị trường hơn nữa; hoàn thiện hệ thống phân phối mặt hàng phụ tùng ôtô; tăng cường công tác quảng cáo mặt hàng và đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực; ngoài ra, các doanh nghiệp cần có kênh thông tin nhằm liên kết chặt chẽ với nhau, liên kết với khách hàng của mình;

Ngoài ra, không thể thiếu vai trò rất quan trọng của nhà nước trong việc tạo lập các chính sách vĩ mô thuận lợi cho phát triển thương mại mặt hàng như: tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, quy hoạch phát triển ngành một cách thống nhất, ngoài ra các chính sách thuế, cũng như lộ trình cam kết với WTO phải rõ ràng và minh bạch.

3.4 Những kết quả thu được từ dữ liệu thứ cấp

3.4.1 Kết quả phân tích tại công ty TNHH Nhâm Tuấn

Nhìn chung hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô tại công ty tnhh nhâm tuấn cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ những biến động kinh tế thời gian qua. Doanh thu tiêu thụ, tốc độ tăng doanh thu cũng như tốc độ tiêu thu sản phẩm cũng phản ánh phần nào tình hình chung của cả ngành cung cấp phụ tùng.

Số liệu thu được về tổng doanh số bán hàng và tổng số linh kiện phụ tùng ôtô bán được của doanh nghiệp như sau (năm 2007 là 9,086 tỷ đồng)

Bảng 3.4.1a Tổng doanh thu, tốc độ tăng doanh thu mặt hàng phụ tùng ôtô tại công tyTNHH Nhâm Tuấn qua các năm

Năm Tổng doanh thu Tốc độ tăng doanh thu Số sản phẩm bán được Tốc độ tăng sản phẩm 2008 11,800,000,000 23% 4 457 30% 2009 10,500,000,000 Giảm 11% 4 160 Giảm 6,66% 2010 12,329,500,000 17,4% 4 574 9,95%

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty tnhh nhâm tuấn)

Theo số liệu của công ty, năm vừa qua tốc độ tăng trưởng trong doanh thu, cũng như tốc độ tiêu thụ phụ tùng ôtô tại công ty không đều. Năm 2008 doanh thu phụ tùng ôtô đạt 11,8 tỷ đồng, so với năm 2007 tốc độ tăng 23%, trong khi đó tốc độ tiêu thụ phụ tùng tăng 30% đạt 4457 phụ tùng. Còn năm 2009 doanh thu của công ty giảm 1,3tỷ, đạt 10,5 tỷ trong doanh thu, tốc độ giảm 11%. Tương ứng với sự giảm trong doanh thu là tốc độ tiêu thụ giảm 6,66%. Còn năm 2010, tốc độ tiêu thụ phụ tùng tại công ty đã tăng lên 9,95% so với năm 2009. Và doanh thu công ty đạt được là 12,3295 tỷ. Với tốc độ tăng doanh thu đạt 17%. Tốc độ tăng không đều từ tiêu thụ phụ t ùng dẫn tới doanh thu của doanh nghiệp do bị ảnh hưởng đáng kể từ biến động của kinh tế vừa qua, cũng như các chính sách của nhà nước.

Trong tổng doanh thu đó, doanh thu từng sản phẩm kinh doanh của công ty như sau (bảng 3.4.2):

Bảng 3.4.1b. Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm

Phụ tùng dòng xe 2007 2008 2009 2010 DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) 1. Xe đa dụng 3 180 100 35% 4 366 000 37% 4 200 000 40% 5 301 685 43% 2. Xe tải 1 726 340 19% 2 006 000 17% 1 470 000 14% 1 479 540 12% 3. Xe con 1 365 480 18% 2 478 000 21% 2 310 000 22% 2 342 605 19% 4. Xe du lịch 2 544 080 28% 2 950 000 25% 2 520 000 24% 3 205 670 26%

Nhìn vào bảng cơ cấu doanh thu theo sản phẩm ta thấy doanh thu phụ tùng ôtô dành cho xe đa dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại phụ tùng dành cho xe tải, xe con, xe du lịch. Tỷ lệ doanh thu phụ tùng ôtô xe đa dụng tăng đều qua các năm: năm 2007 chiếm 35% tổng doanh thu, nhưng đến năm 2010 thì doanh thu tăng lên 43%. Điều này chứng tỏ nhu cầu thị trường về dòng xe đa dụng đang ngày càn g chiếm ưu thế. Công ty nên đầu tư sâu vào mặt hàng phụ tùng ôtô dành cho dòng xe này. Tiếp theo là doanh thu phụ tùng ôtô dành cho xe du lịch chiếm tỷ lệ cũng khá cao, duy trì ở mức 28% năm 2007, tuy nhiên năm 2010 doanh thu của mặt hàng phụ tùng ôtô này lại giảm còn 26%. Mức giảm nhẹ so với các năm trước. Điều này cũng đưa ra cơ sở rằng dòng xe du lịch cũng đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường miền Bắc. Còn lại dòng xe tải và xe con mức doanh thu tiêu thụ tuy thấp hơn phụ tùng ôtô dành cho xe đa dụng và xe du lịch nhưng nhìn vào bảng ta có thể thấy rõ phụ tùng dành cho xe con tăng vào những năm 2008, năm 2009 còn dòng xe tải mức doanh thu giảm nhẹ so với các năm trước.

Mặt hàng phụ tùng ôtô của công ty TNHH Nhâm Tuấn trên thị trường Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, và các tỉnh lân cận Hà Nội. Doanh thu tiêu thụ m ặt hàng phụ tùng ôtô trên từng thị trường như sau:

Bảng 3.4.1c. Cơ cấu thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô

Thị trường 2007 2008 2009 2010 DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) DT(ng.đ) TL(%) Hà Nội 7541380 83% 1003000 85% 9975000 95% 11465970 93% Quảng Ninh 545160 6% 944000 8% 210000 2% 493160 4% Hải Phòng 817740 9% 708000 6% 210000 2% 246580 2% Các tỉnh khác 181720 2% 118000 1% 105000 1% 123290 1%

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn)

Nhìn vào bảng cơ cấu thị trường thì ta nhận thấy hà nội là thị trường chính của công ty tnhh nhâm tuấn trong những năm qua. Thể hiện ở tỷ trọng doanh thu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường này năm 2007 đạt 83% doanh thu, năm 2008 tăng lên 2% là 85%, năm 2009 tăng 95% và năm 2010 tỷ trọng này chiếm 93%. Trong khi đó, doanh thu mặt hàng phụ tùng ôtô trên các thị trường còn lại thì không đáng kể và ngày càng bị thu hẹp hơn. Công ty luôn xác định thị trường phụ tùng ôtô chính của mình là trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tuy nhiên doanh nghiệp cần phát triển hơn nữa mặt hàng của mình sang các thị trường khác nữa để mở rộng tập khách hàng ch o mình.

Các nguồn lực thương mại của công ty cũng được sử dụng một cách hiệu quả hơn. Trong đó, hiệu quả sử dụng nguồn lao động thương mại của công ty được biểu hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.4.1e. Hiệu quả sử dụng lao động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Chỉ tiêu Doanh thu (tỷ đồng) Số lao động (người) Tổng tiền lương (tỷ đồng) Nslđ (tỷ đồng ) Doanh thu/tiền lương 2007 9806 45 217,9 0,45 45 2008 11800 53 222,64 0,43 53 2009 10500 57 184,21 0,42 57 2010 12329,5 65 189,68 0,44 65

(nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty TNHH Nhâm Tuấn)

Bảng 3.5 biểu thị hiệu quả sử dụng lao động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô của công ty TNHH Nhâm Tuấn giai đoạn 2007 – 2010 thông qua chỉ tiêu năng suất lao động và tỷ suất doanh thu/ tiền lương. Qua bảng 3.5 ta thấy năng suất lao động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô của công ty còn thấp, tỷ suất doanh thu/ tiền lương có xu hướng ngày càng tăng. Công ty muốn phát triển hoạt động thương m ại mặt hàng phụ tùng ôtô thì điều cốt yếu hiện tại chính là làm thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô của côn g ty TNHH Nhâm Tuấn.

3.4.2 Tổng hợp ý kiến chuyên gia từ các nguồn internet, sách, báo, tạp chí

Theo báo An Ninh thủ đô ra ngày 21/12/2010 của tác giả Nhật Minh: “Điều kiện cốt yếu để ngành này phát triển, phục vụ nhu cầu nội địa hóa vẫn là thị trường. Theo kinh nghiệm thì muốn nội địa hóa một nhóm phụ tùng ôtô, phải có ít nhất 100.000 sản phẩm (chiếc ôtô) tiêu thụ linh kiện đó. Mức tiêu thụ ôtô nước ta năm 2010 khoảng 100.000 chiếc, được chia cho gần 60 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp (16 liên doanh và 40 doanh nghiệp nội địa), trung bình mỗi doanh nghiệp đều có 5 -10 m ác ôtô khác nhau, yêu cầu những linh kiện, phụ tùng khác nhau. Như vậy, nhu cầu cho mỗi loại linh kiện, phụ tùng chỉ dừng lại ở con số vài ba trăm, liệu đã đủ hấp dẫn để doanh nghiệp đặt một nhà máy sản xuất loại linh kiện, phụ tùng ôtô? Đã gần thời điểm năm 2018 - khi thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô khu vực Asean bằng 0%, các doanh nghiệp càng cần phải tính toán xem với cùng số tiền họ bỏ ra, buôn ôtô lãi hay làm ôtô lãi - thêm một khó khăn cho ngành sản xuất ôtô trong nước

Theo bà Lê Thị Thủy – chuyên viên tư vấn investconsult group: “Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, đến nay Việt Nam có khoảng 70 doanh nghiệp sản xuất linh kiện (40 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội đia), phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô trong nước. Số doanh nghiệp này thực sự còn quá m ỏng quy m ô còn nhỏ và thậm chí năng lực còn rất yếu”.

Theo trang web bộ công nghiệp ra ngày 16/12/2009 của tác giả Xuân Toàn có đưa: “Cũng do linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước khan hiếm nên hầu hết các

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)