Các phát hiện khi nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 42 - 45)

1. Những hạn chế

Hạn chế trong phát triển thị trường

Cơ cấu thị trường mặt hàng phụ tùng ôtô còn chưa hợp lý, các m ặt hàng phần lớn chỉ phân phối tại các thành phố lớn, các khu trung tâm kinh tế. tuy những nơi này mật độ dân số tập trung đông nhưng ở các tỉnh lân cận ven Hà Nội thì số nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô cũng rất nhiều. nhưng các doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ôtô lại không quan tâm chú ý phát triển mạng lưới phân phối của m ình ra các tỉnh lẻ đó. Vì thế, chưa khai thác triệt để được thị trường, xảy ra tình trạng thị trường này thì cung nhiều nhưng nhu cầu thị trường nhỏ, còn thị trường kia thì nhu cầu nhiều nhưng lại không có nhà cung cấp.

Cơ cấu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc chưa nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng. ví như dòng xe ôtô được tiêu thụ m ạnh trên thị trường miền Bắc là dòng xe đa dụng và xe du lịch nhưng tỷ lệ phụ tùng cung cấp cho các dòng xe này vẫn chỉ chiếm 35% so với tỷ lệ các phụ tùng cho các dòng xe còn lại. chính vì thế xảy ra tình trạng thừa mặt hàng phụ tùng dòng ôtô này còn thiếu m ặt hàng phụ tùng ôtô kia.

Quy mô thương mại măt hàng phụ tùng ôtô có tăng song còn chưa tương xứng với tiềm năng. Nhìn tổng thể thị trường Việt Nam cho các nhà sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô còn quá nhỏ. Vì nhu cầu tiêu dùng của thị trường ôtô còn khá khiêm tốn với số lượng xe ô tô ở Việt Nam mới chỉ đạt 8 xe/1.000 dân, trong khi ở Trung Quốc là 24 xe/1.000 dân, Thái Lan 152 xe/1.000 dân, Hàn Quốc 228 xe/1.000 dân, Mỹ 682 xe/1.000 dân... Nên các nhà đầu tư không muốn lao vào sản xuất linh kiện phụ trợ cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước. Họ lại càng không thể m ơ đến việc cạnh tranh Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan... trong việc xuất khẩu linh kiện ô tô. Thái Lan có tới trên 1.500 doanh nghiệp phụ trợ, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tới 70%-80%. Đài Loan cũng có khoảng trên 2.000 nhà đầu tư sản xuất lin h kiện ph ụ

tùng thay thế.chính vì thế thị trường Việt Nam nói chung cũng như thị trường miền Bắc nói riêng đang còn là một mảng thị trường rộng mà các nhà sản xuất phụ tùng chưa biết cách sử dụng khai thác. Còn các nhà kinh doanh phụ tùng ôtô thì ch ỉ biết nhập ngoại phụ tùng về, chưa biết cách kết hợp, liên doanh với các nhà sản xuất phụ tùng để làm tăng giá trị sản phẩm nội địa.

Hạn chế trong phát triển nguồn hàng

Sự ổn định của nguồn: Sự ổn định của nguồn hàng phụ thuộc rất nhiều vào sự phối kết hợp giữa các doanh nghiệp trong ngành. Các doanh nghiệp trong ngành chưa có sự gắn kết liên hệ chặt chẽ để cung cấp kịp thời, chính xác số lượng phụ tùng trên thị trường. Sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất còn thấp, tuy các cụm công nghiệp được hình thành nhưng nói chung trong quy hoạch còn thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất phụ trợ và hầu như thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

Quy mô nguồn hàng: Quy mô nguồn hàng phụ thuôc rất nhiều vào số lượng, cũng như quy mô các doanh nghiệp tham gia cung ứng phụ tùng ôtô trên thị trường. Một chiếc xe ô tô có từ 20.000-30.000 chi tiết và để sản xuất ra nó cần tới hàng ngàn nhà cung cấp linh kiện. Mỗi doanh nghiệp lắp ráp cần tối thiểu 20 nhà cung cấp, trong khi ở Việt Nam, hiện chỉ có khoảng 70 nhà sản xuất cung cấp linh kiện trên tổng số 60 nhà lắp ráp. Số lượng các doanh nghiệp sản xuất còn quá nhỏ, các doanh nghiệp có quy mô đầu tư nhỏ, mỗi doanh nghiệp không vượt quá 20 tỷ đồng, sản phẩm là các linh kiện đơn giản, hàm lượng công nghệ cao còn ít và có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hoá sản phẩm.

Chất lượng nguồn hàng: Công nghệ gia công tại một số doanh nghiệp cơ khí tại Hà Nội còn nhiều hạn chế: nhân công tay nghề không cao, công suất thấp, giá thành cao, mà chất lượng không ổn định nhất là các khâu tạo phôi, sản xuất khuôn mẫu… tạo cho phụ tùng cung cấp trên thị trường của các doanh nghiệp sản xuất thường có chất lượng kém hơn nhiều so với các phụ tùng được nhập khẩu.

Cơ cấu nguồn hàng: Cơ cấu mặt hàng phụ tùng ôtô tiêu thụ trên thị trường ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu nguồn phụ tùng ôtô cung cấp trên thị trường. hạn chế lớn nhất của các doanh nghiêp trong ngành là tuy đã cung cấp đa dạng số lượng phụ tùng cho nhu cầu thị trường xong vẫn còn tình trạng cung cấp thêm nhiều phụ t ùng cho các dòng xe không được chính phủ khuyến khích, ví dụ như xe tải hạng nặng. trong khi đó phụ tùng phục vụ cho các dòng xe được khuyến khích như xe đa dụng,

xe du lịch thì số lượng vẫn chưa nhiều. chưa có một ch iến lược cụ thể phải cung cấp như thế nào về số lượng phụ tùng phục vụ cho các dòng xe chiến lược.

Hạn chế trong chính sách

Pháp luật Việt Nam hiện chưa tạo đủ điều kiện để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tư vào các khâu sản xuất phụ trợ với định hướng phát triển dài hạn, bền vững trong bối cảnh hội nhập. Các mối liên kết kinh tế chủ yếu theo ngành dọc. Hệ thống thuế chưa có tác dụng tích cực thúc đẩy công nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô phát triển.

Chính sách quy định thuế suất của Chính phủ chưa rõ ràng và nhất quán. Cụ thể, vào tháng 3 và tháng 4 năm 2008 thuế suất thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô dành cho xe lắp ráp trong nước đã tăng hai lần, với m ức tăng 5-10%/lần điều chỉnh. Ngày 9/3/ 2009 Bộ Tài chính lại quyết định giảm thuế nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô, với mức giảm 2 - 5% so với hiện hành. Ngoài ra việc giảm thuế nhập khẩu ôtô năm 2007 từ 90% xuống 80%, 70% và cuối cùng là 60% tạo ra việc kinh doanh ôtô nhập khẩu trở nên khó khăn. Đến 2008 thuế nhập khẩu lại tăng vùn vụt quay lại mức 83% như hiện nay làm nhiều doanh nghiệp không kịp thay đổi để thích ứng với môi trường khốc liệt này.

Nhà nước một mặt kêu gọi phát triển công nghiệp phụ trợ (chính là ngành côn g nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô phục vụ cho phát triển của công nghiệp ôtô) để giảm giá xe, nhưng mặt khác lại đề ra chính sách hạn chế sử dụng ô tô bằng cách áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt. Trong khi đó muốn sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô phát triển thì dung lượng thị trường phải lớn, lượng tiêu dùng phải cao.

Ngoài ra do quản lý thị trường lỏng lẻo nên đã xảy ra nhiều tình trạng phụ tùng giả, phụ tùng kém chất lượng cũng như nhập lậu tràn lan trên thị trường. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những doanh nghiệp kinh doanh chân chính, cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng.

2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trên nếu không được khắc phục kịp thời sẽ gây rất nhiều khó khăn trong phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô. Và sâu hơn nữa nó sẽ ảnh hưởng tới phát triển ngành công nghiệp ôtô ở Việt Nam.

+ Dung lượng thị trường nhỏ: Số lượng doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ôtô nhỏ, số lượng người tiêu dùng ôtô nhỏ. Nguyên nhân sâu xa của dung lượng thị trường chính xuất phát từ phía nhà nước. Do chính sách nhà nước hạn chế tiêu dùng ôtô với thuế tiêu thụ đặc biệt rất cao. chính vì thế làm hạn chế số lượng tiêu thụ ôtô trên thị trường. từ đó làm giảm sản lượng tiêu thụ ôtô của nhà sản xuất lắp ráp ôtô, và

làm giảm nhu cầu tiêu thụ phụ tùng ôtô của nhà cung cấp phụ tùng. Dung lượng thị trường nhỏ không hẫp dẫn các nhà đầu tư đầu tư vào lĩnh vực cung cấp phụ tùng ôtô.

+ Do tình trạng thiếu kênh thông tin nên sợi dây liên kết giữa các công ty cu n g cấp trong nước và các nhà lắp ráp còn khá lỏng lẻo, thiếu một cơ sở dữ liệu về các nhà cung cấp để các doanh nghiệp lắp ráp tìm kiếm. vì thế khó tiếp cận được nguồn hàng khi thị trường có nhu cầu, cũng như các thông tin của thị t rường m à các n h à cung cấp cần tìm hiểu, nghiên cứu cũng khó khăn hơn. điều này sẽ hạn chế hoạt động thương mại phụ tùng ôtô trên thị trường.

+ Các chính sách hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ: Mặc dù việc ưu tiên sản xuất động cơ, hộp số và cụm truyền động đã được xác định song các chính sách hỗ trợ cho việc thực hiện ưu tiên này vẫn còn thiếu. Chính phủ quyết định hỗ trợ nghiên cứu và phát triển nhưng ai sẽ thực hiện công việc này. Những nghiên cứu và phát triển nào nên được khuyến khích vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chính phủ chỉ đề ra các chính sách hỗ trợ nhưng phương án thực hiện thì vẫn còn chưa đi vào thực tế, chính vì thế các chính sách hỗ trợ không có tác động đáng kể tới hoạt động thương m ại trên thị trường. Ngoài ra, các chính sách thuế suất nhập khẩu phụ tùng ôtô còn chưa cụ thể, rõ ràng, chính phủ thường xuyên thay đổi không có lộ trình hợp lý để các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành có sự chuẩn bị. tình trạng hoạt động riêng rẽ và thiếu chủ động yêu cầu hỗ trợ của khối doanh nghiệp kinh doanh trong ngành. + Do các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn, thiếu kỹ năng quản lý, tay nghề nhân công ở trình độ thấp nên phụ tùng chưa đạt hiệu quả. Hơn n ữa doanh nghiệp còn chưa đầu tư cho công tác nghiên cứu, phân tích dự báo nhu cầu tiêu dùng nên chưa định hướng được một cách rõ ràng trong việc sản xuất kinh doanh của mình.

+ Do tâm lý những nhà lắp ráp, họ chưa tin tưởng vào chất lượng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước sản xuất, họ nghi ngờ về chất lượn g, và h ọ sợ rằn g kh i dùng sản phẩm do doanh nghiệp trong nước lắp ráp sẽ ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp của họ. chính vì thế phụ tùng do doanh nghiệp trong nước sản xuất có khả năng tiêu thụ rất thấp.

+ Ngoài ra, vấn đề quản lý thị trường của nhà nước ch ưa được ch ặt ch ẽ, còn nhiều kẽ hở, hiệu quả quản lý chưa cao, công tác thanh tra kiểm tra thị trường còn yếu kém khiến cho nạn hàng giả hàng kém chất lượng lưu hành trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)