Nhu cầu của thị trường về mặt hàng phụ tùng ôtô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 28 - 29)

Nhu cầu mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền Bắc rất lớn. Phụ tùng ôtô không những phục vụ cho việc sản xuất lắp ráp ôtô, phục vụ cho các đại lý dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe ôtô, mà đáp ứng cho cả những người tiêu dùng đang sở hữu xe ôtô…theo thống kê, so với khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2007 tiêu thụ phụ tùng ôtô của thị trường miền Bắc trong khoảng từ năm 2008 đến 2010 đã tăng mạnh. Tiêu thụ phụ tùng ôtô đa dụng và ôtô buýt tăng lên 34%, dẫn đến tổng tiêu thụ phụ tùng ôtô tính cả ôtô con lẫn ôtô tải các loại tăng 55%. Trong khi đó lượng cung cấp linh kiện phụ tùng ôtô chỉ đáp ứng được khoảng 48% tổng các loại. Số lượng cầu phụ tùng ôtô chưa được đáp ứng chiếm 7%. Chính vì nguồn cung không đủ nên m ột số doanh nghiệp lợi dụng với lý do hàng khan hiếm nên tăng giá phụ tùng so với giá bán thực tế, thu lợi nhuận cao. Cũng chính vì lợi nhuận cao khiến cho nhiều vấn nạn như nhập lậu hàng, bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém ch ất lượng trên thị trường xuất hiện làm cho hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô tại các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị ảnh hưởng.

Nếu xét nguồn gốc phụ tùng ôtô cung cấp thì lượng cầu phụ tùng ôtô có nguồn gốc từ thị trường Thái Lan 33% đã chiếm lĩnh thị trường Việt Nam do lượng xe ôtô nhập khẩu từ Thái Lan tăng, sau đó là từ các thị trường như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Tuy nhiên trên thị trường, phụ tùng ôtô có nguồn gốc từ Trung Quốc lại chiếm tỷ lệ lớn nhất 36%. Tìm hiểu thực tế cho thấy các doanh nghiệp cung cấp phụ tùng ôtô còn chưa nắm rõ nhu cầu phụ tùng từng thị trường dẫn t ới t ìn h t rạng: Tại một số doanh nghiệp dù có hàng nhưng vẫn bị tồn kho, lưu hàng, còn người cần hàng thì không tìm được nguồn hàng ứng ý. Chính điều này đã làm phát sinh rất nhiều chi phí của cả phía khách hàng cũng như phía người cung cấp, làm cho hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô có nhiều hạn chế.

Nếu xét về quy mô tiêu thụ xe ôtô: Quy mô thị trường Việt Nam nói chung và quy mô thị trường miền Bắc nói riêng còn nhỏ, thể hiện ở tốc độ tiêu thụ xe ôtô (7 xe/ 1000 người), trong khi đó ở trung quốc 12xe/1000người, Malaysia với 20xe/người…Chính điều này làm cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài còn e dè khi bỏ ra một lượng vốn, lao động, máy móc để tham gia sản xuất, kinh doanh mặt hàng. Chính vì thế số lượng doanh nghiệp tham gia cung ứng trên thị trường còn nhỏ, quy mô vốn đầu tư còn thấp, và đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thị trường. Chính vì thế mà nguồn cung mặt hàng phụ tùng ôtô chịu ảnh hưởng từ chính năng lực của công ty và ảnh hưởng tới lượng cung m ặt hàng phụ tùng cho thị trường.

Ngoài ra, tâm lý chuộng hàng ngoại hơn hàng nhập, luôn coi chất lượng hàng ngoại tốt hơn hàng nhập, nên các hãng xe sản xuất và lắp ráp trên thị trường dùng tới 85% hàng nhập khẩu để lắp ráp cho xe của hãng, họ không có niềm tin vào sản phẩm phụ tùng do các doanh nghiệp trong nước sản xuất, họ sợ rằng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn…sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín củ a họ trên thị trường. Còn về phía các doanh nghiệp sản xuất phụ tùng ôtô trên thị trường với tâm lý sản xuất mà lại không được thị trường tiếp nhận sẽ dẫn tới nguy cơ giảm sản lượng sản xuất, có khả năng dẫn đến bỏ hẳn sản xuất chuyển sang nhập hàng để kinh doanh hoặc cũng có thể phá sản. Vậy lượng tiêu thụ sẽ quyết định vận mệnh của các nhà sản xuất phụ tùng hay rộng hơn quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp tham gia cung ứng mặt hàng phụ tùng trên thị trường.

Vậy để phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô thì tâm lý tiêu dùng sản phẩm của khách hàng rất quan trọng. Để có thể lấy được niềm tin của khách hàng thì doanh nghiệp sản xuất phải xây dựng thương hiệu, sản phẩm sản xuất phải đảm bảo chất lượng không kém so với hàng ngoại nhập.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)