Các chính sách hỗ trợ vốn, công nghệ, và nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 31 - 32)

Theo “Quy hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, chính phủ tập trung quy hoạch vào 5 nhóm ngành chính trong đó có sản xuất và lắp ráp ô tô. Mục tiêu được xác định là: giai đoạn 2010-2020 sẽ xuất khẩu một số sản phẩm công nghiệp phụ trợ ô tô, tỷ lệ nội địa hóa 60%. Chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ về vốn, về công nghệ và nghiên cứu. Chính phủ sẽ cung cấp tín dụng cho các dự án được thủ tướng chính phủ phê duyệt. Bảy chính sách hỗ trợ được nêu ra bao gồm: (i) chính sách thuế đối với ô tô và linh kiện phụ tùng ô tô; (ii) chính sách về thị trường; (iii) chính sách về đầu tư; (iv) chính sách về khoa học và công nghệ; (v) chính sách về nguồn nhân lực; (vi) chính sách về huy động vốn; và (vii) chính sách về quản lý ngành.

Với chính sách hỗ trợ vốn, theo bản quy hoạch, tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch trong giai đoạn 2001-2010 khoảng 16.000-18.000 tỷ đồng và 35.000-40.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2010-2020. Phụ tùng ôtô là sản ph ẩm có giá thành cao, đòi hỏi chi phí lớn cho việc sản xuất và kinh doanh mặt hàn g n ày. Do đó chính sách hỗ trợ với nhiều hình thức như cho vay với lãi suất ưu đãi hoặc kéo dài thời hạn thanh toán… năm 2010, nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng, theo đó các doanh nghiệp có thể vay vốn ngân hàng với mức lãi suất ưu đãi 4 - 4,5%. Chính vì thế, các doanh nghiêp đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư phát triển. Với nguồn vốn có được, doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào công nghệ phục vụ cho sản xuất, cũng như đầu tư cho mở rộng mặt hàng phụ tùng kinh doanh. Ngoài ra, các chính sách thuế nhập khẩu linh kiện phụ tùng ôtô, cũng như chính sách thuế nhập khẩu ôtô thời gian qua thay đổi liên tục và chưa biết khi nào các cơ quan hữu trách sẽ đưa ra lộ trình thuế cụ thể cho tới thời điểm hội nhập hoàn toàn, đây là những nguyên nhân khiến cả các doanh nghiệp kinh doanh, lắp ráp ô tô cũng như các doanh nghiệp kinh doanh phụ tùng ôtô liên tục trong cảnh ngóng chờ, không dám đầu tư mạnh tay, hoạt động thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô bị kìm hãm.

Với chính sách hỗ trợ công nghệ và nghiên cứu: Giai đoạn 2010 – 2020 nhà nước dự tính sẽ chi một lượng rất lớn cho ngành sản xuất phụ tùng ôtô phục vụ cho sự phát triển công nghiệp ôtô nước nhà. Ngoài ra, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia tích cực, và luôn tạo m ọi điều kiện cũng như những biện pháp, chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam nói chung và tại thị trường m iền

Bắc nói riêng. Thực tế, tập đoàn denso của nhật bản vừa công bố 10/2010 đầu tư 2,2 tỷ yên (21,2 triệu USD) xây dựng một nhà máy phụ tùng ôtô tại ngoại thành hà nội vào tháng 2/2009, công ty cổ phần đại an và liên doanh công ty Bosh (Đức), côn g t y Kefico (Hàn Quốc) vừa ký kết văn bản đầu tư dự án sản xuất linh kiện điện tử công nghệ cao chuyên dụng cho xe ôtô tai, trị giá 60 triệu USD vào 6/2010. ...chính các chính sách hỗ trợ công nghệ, nghiên cứu thị trường của chính phủ đã góp phần nâng cao sản lượng cung ứng cho thị trường của mặt hàng phụ tùng ôtô, ngoài ra, chính sách đã giúp cho nguồn cung mặt hàng có chất lượng hơn thông qua chính sách ưu đãi nhằm thu hút chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết với nước ngoài, tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này trên thị trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại mặt hàng phụ tùng ôtô trên thị trường miền bắc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)